"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

(Người dịch: Lại Như Bằng)

Bài thuyết trình của G.S. André Bareau (Giáo sư Collège de France) tại Trung Tâm Văn Hóa Tin Lành dòng Luther, Paris, ngày 11 Tháng 12 năm 1984.
 -oOo-


 "Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.

Trước khi tìm hiểu người Phật tử thực sự nghĩ sao, tôi thiết nghĩ cần phải xét xem, căn cứ theo giáo lý cơ bản của kinh điển nguyên thủy, đã được ghi chép lại từ hơn 20 thế kỷ nay, người Phật tử sẽ phải nghĩ thế nào về người sáng lập đạo Ki-tô.

Như quý vị đã rõ, đạo Phật là một đạo có đặc điểm, rất khó hiểu cho người phương tây chúng ta, là không những từ chối không chấp nhận một Thượng Đế độc nhất, thường hằng, quyền phép vô biên, tạo hóa mọi sự vật, chủ tể mọi loài trong vũ trụ, mà còn không chấp nhận một cá thể thường hằng tương đương với cái mà chúng ta gọi là linh hồn. Chính vì phủ nhận nguyên tắc một cá thể thường hằng mà người Phật tử không thể chấp nhận một Đấng Tạo Hóa như người phương tây chúng ta vẫn quan niệm.

Cần nói cho rõ: Đạo Phật chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh, trái lại nữa là khác, theo đạo Phật có hằng hà sa số các vị trời, hàng triệu thần tiên đủ loại, lớn nhỏ, thiên thần cũng như địa thần; có những vị thù thắng vi diệu, thân toàn ánh sáng sống bằng lạc thọ, có những vị thân thể thô thiển hơn nhưng người trần không thấy nổi, tất cả đều quyền phép oai vũ hơn người trần rất nhiều. Các vị trời và thần này, dù oai linh quyền phép đến đâu đi nữa cũng vẫn bị hạn chế trong thời gian sống và trong quyền phép của mình. Mỗi vị sinh ra bằng hóa hiện ra giữa các vị trời, sống rất lâu, hàng tỷ năm (người Ấn Độ thường vẫn hay phóng đại khi phải vận dụng trí tưởng tượng vốn rất phong phú), sống sung sướng an lành, không đau đớn, không phiền não lo âu, không bịnh tật, không chết chóc như các loài hữu tình khác, là loài người hay không phải là loài người. Nhưng đời sống này dĩ nhiên sẽ phải có kết thúc, cũng như mọi sự mọi vật đã có bắt đầu, đã được sanh ra. Một ngày kia, vị trời này sẽ mất đi, bỗng nhiên biến đi, không đau đớn lo âu, và sẽ tái sinh như bất cứ một hữu tình nào khác, vào cõi trời, hoặc cõi người, hoặc cõi súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, tùy theo nghiệp quá khứ của vị đó. Vốn không thường hằng, vốn được sinh ra và mất đi như các hữu tình khác, dĩ nhiên vị trời này không thể là đấng tạo ra vũ trụ và những loài sinh sống trong đó. Quyền phép dù rộng lớn đến đâu đi nữa nhưng vẫn có giới hạn, vị trời này không thể là chủ tể mọi loài, mọi sự, mọi vật.

Không chấp nhận một Đấng Tạo Hóa, theo quan niệm chúng ta thường có bên phương tây Ki-tô giáo, người Phật tử dĩ nhiên không thể chấp nhận tính thiên khải của Giê-su. Đối với họ, dựa theo lịch sử, Giê-su chỉ là một con người. Tuy nhiên, với tất cả những đức tính hiển nhiên của ngài, chắc chắn sau đó ngài đã sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân quả, do sự "chín mùi" của các thiện nghiệp của ngài. Tóm lại, dưới con mắt của đạo Phật, con người Giê-su, sau khi chết, chắc đã trở thành một vị trời, nghĩa là một loại siêu nhân của một đẳng cấp nào đó, biểu hiện bởi những tính chất, những quyền phép, với đời sống lâu dài, với sinh hoạt đặc biệt; sinh hoạt này có thể là sự quán chiếu chân lý (contemplation de la vérité) hay chỉ là quán trí tiếp cận chân lý (méditation d'approche), hay chỉ là hưởng thụ lạc thú của thiên giới dưới mọi hình thức khác nhau, có dục tính hay không dục tính, hoặc kiểm xét sinh hoạt của loài người. Khi vị Giê-su trở thành trời chết đi thì, trong một tương lai xa hay gần, tùy theo địa vị hiện tại của ngài trên cõi trời, ngài sẽ tái sinh lại, cũng như vô số lần khác trong quá khứ. Chắc ngài sẽ sanh lại cõi trời hay cõi người tùy theo các đức tính và các thiện nghiệp của ngài, ngài sẽ không bị thu hút vào những cõi xấu xa như những kẻ tham ác, những loài súc sinh, ngạ quỷ. Nói cách khác, trong đời sống tương lai, Giê-su có thể còn giữ được tính trời của mình, theo ý nghĩa của đạo Phật, hay sinh vào cõi người , và trong trường hợp này sẽ hành động như một vị Cứu tinh (Messie), trong giới hạn mà đạo Phật đã định cho vai trò này. Như vậy, đạo Phật không phủ nhận tính trời của Giê-su, tính trời được hiểu theo một ý nghĩa nào đó, cũng như không phủ nhận tính người của ngài; tuy nhiên hai tính này không thể tồn tại cùng một lúc mà phải kế tiếp nhau.

Nếu con người Giê-su sanh ra cách đây ngót hai mươi thế kỷ đã trở thành một vị trời, người Phật tử có thể dễ dàng chấp nhận chuyện này, thì, cũng như mọi vị trời khác, ngài rất đáng được kính trọng, đáng được tôn sùng, vì vô số thiện nghiệp của ngài trong các đời sống trước; tính trời của các vị chứng minh cho những thiện nghiệp của các vị trong các kiếp trước. Hơn nữa, nghi lễ của đạo Ki-tô không đòi hỏi sát sanh, cũng giống như nghi lễ đạo Phật, vì sát sanh để cúng tế là phạm vào một trong những giới cấm cơ bản chung cho cả hai đạo, người Phật tử không thể chê trách gì tín đồ Ki-tô khi những người này tôn thờ Thầy của họ, Chúa của họ. Còn hơn thế nữa, không gì ngăn cản người Phật tử tôn sùng Giê-su cũng như tôn sùng các vị thần linh khác xuất xứ từ Ấn Độ Giáo; trong nhiều chùa ta thường gặp đền thờ các vị thần này.

Thật vậy, ngược với đạo Ki-tô, sinh ra trong những điều kiện hoàn toàn khác, đạo Phật không những chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu hoặc phủ nhận tính trời của vô số vị trời của Ấn Độ cổ xưa, hay của các xứ mà đạo Phật truyền tới, mà đạo Phật cũng không hạ thấp các vị trời đó xuống hàng những loài quỷ, xấu xa và tàn bạo, hiện thân của mọi điều xấu. Ngược lại, đạo Phật đã thu nhập tất cả những vị này, kể cả những vị vốn rất hung dữ cũng được mau chóng chuyển hóa. Còn hơn thế nữa, đạo Phật đã nâng các vị thần này lên hàng mẫu mực cho Phật tử cư sĩ, nhưng không thể là mẫu cho hàng tăng sĩ vì đời sống quá sung sướng của cõi trời khiến các vị trời không thể thành tu sĩ khổ hạnh, không thể trì hành các giới luật nghiêm túc và khắc khổ, con đường duy nhất đưa đến giải thoát, Niết-bàn.

Trong thiên giới phong phú và phức tạp được đạo Phật công nhận, rất hiếm có những vị trời còn giữ tính dữ dằn hoặc là căm thù đối với loài người. Nếu có, thường chỉ là những vị địa tiên thuộc những tầng thấp nhất, những vị tiểu thần của một thôn xóm nào đó, hay là Mâra, thần chết, đối thủ chính và dai dẳng của đức Phật, vì ngài dạy cho muôn loài phương pháp để thoát khỏi sự chết, hay đúng hơn những sự chết kế tiếp nhau, hệ quả của những sự tái sinh. Thật ra, Mâra là một hình ảnh có tính biểu tượng, chỉ được dùng trong đạo Phật, và theo truyền thuyết thì thường thường lố bịch hơn là ghê gớm, ngay cả lúc vị thần này xua đoàn quân quỷ do nó sanh ra để tấn công đức Phật và đức Phật đã xua tan chúng chỉ bằng một ý niệm của ngài.

Những vị trời, ngoại trừ một vài vị rất hiếm, đều là những hữu thể hiền hoà xứng đáng được tôn kính; theo giáo lý nhà Phật thì đây là một chuyện rất dễ hiểu, vì nếu các ngài hưởng được hạnh phúc của cõi trời là vì các ngài thừa hưởng quả báo của vô số thiện nghiệp trong những đời trước. Trở lại đề tài của chúng ta, nếu con người Giê-su đã trở thành một vị trời, và đứng trên quan niệm Phật giáo thì chuyện này rất đáng tin, ngài xứng đáng được mọi người tôn kính, không những chỉ tín đồ đạo Ki-tô, mà cả những người Phật tử và những người theo đạo khác cũng vậy.

Con người Giê-su trở thành một vị trời do đó được kính trọng, phải chăng điều này có nghĩa là giáo lý của ngài dạy cách đây hai ngàn năm cũng phải được trọng vọng như vậy? Nói cách khác, với người Phật tử, giáo lý của Giê-su, đạo Ki-tô, có đáng được trọng vọng bằng những thiện nghiệp của ngài không? Chắc chắn là đáng trong chừng mực mà giáo lý của ngài phù hợp với lời dạy của Đấng Thế Tôn, nghĩa là có ích lợi cho con người, giúp con người tiến bộ trên con đường giải thoát hay ít ra giúp tái sinh trong cõi trời hay cõi người chứ không bị rơi vào những cõi xấu xa khác. Trái lại, cũng không đáng, vì giáo lý của Giê-su không dẫn con người tới Niết-bàn, hay đúng hơn khiến con người ngừng lại dọc đường, chỉ dẫn đến tái sinh nơi thiên đàng của một vị trời trong một thời gian có giới hạn, dù giới hạn này có dài lâu đến đâu đi nữa, và làm cho con người lầm tưởng rằng sẽ được ở đó vĩnh viễn. Tóm lại, giáo lý của Giê-su chỉ dành cho cư sĩ, những người muốn có một đời sống tương lai càng sung sướng, càng lâu dài càng tốt, trong khi giáo lý của đức Phật nhắm những tu sĩ, những người, sau khi thấu rõ tính chất vô thường, sự giới hạn trong không gian và thời gian, của vạn vật, kể cả hạnh phúc trong cõi trời, không vừa lòng với hạnh phúc đó, quyết định đạt đến Niết-bàn, chấm dứt mọi tái sinh, dù trong cõi nào đi nữa.

Hệ luân lý Giê-su truyền dạy cho tín đồ ngài hầu như in hệt hệ luân lý đức Phật dạy cho Phật tử. Không những cả đôi bên đều ngăn cấm làm điều ác, lớn hay nhỏ, như giết người, trộm cắp, tà hạnh, hưởng thụ, dối trá, phóng dật, v.v..., mà cả đôi bên cũng đều luôn luôn khuyên bảo tín đồ mình nuôi dưỡng và thể hiện những đức tính như lòng nhân ái, lòng từ bi, tính kiên trì, lòng từ thiện, lòng khoan dung mỗi khi bị xúc phạm, ... Cả hai đều thấy rõ là sự thể hiện hệ luân lý chung này chỉ là bước đầu, rất cần thiết nhưng không đầy đủ, trên con đường dài đưa đến mục tiêu tối hậu do các vị sáng lập đạo giáo vạch ra cho tín đồ của mình, thiên đàng cho người theo đạo Ki-tô, Niết-bàn cho Phật tử. Tóm lại, cùng truyền dạy một hệ luân lý chung như là bước đầu cơ bản, Giê-su và đức Phật lúc đầu dẫn đắt tín đồ của mình trên cùng một con đường, một con đường dài và khó khăn cho nhiều người nhưng không thể tránh khỏi để chuẩn bị cho chặng đường sau, cho một đời sống đạo hạnh, tu luyện tâm linh để đạt đến một quả vị nào đó.

Ngoài những điểm tương đồng kể trên, giáo lý của Giê-su và giáo lý của đức Phật khác biệt nhau rất xa. Với đức Phật, giáo lý của Giê-su sai lạc, không đúng với sự thật, không đúng với những Thánh đế mà tu sĩ Gotama đã "giác ngộ." Như vậy, giáo lý đạo Ki-tô, dù với hệ luân lý cao đẹp, là dẫn dắt tín đồ mình sanh vào một cõi trời, nhưng lại ngăn chận không cho tiến xa hơn, tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, đạt đến Niết-bàn, vì làm cho tín đồ mình hiểu sai lầm rằng hạnh phúc trên cõi trời là mục đích cao cả nhất. Đối với người Phật tử, Giê-su đáng tôn kính vì đã dẫn dắt, bằng hệ luân lý của ngài, con người đến cõi sung sướng, nhưng ngài cũng không hoàn hảo vì đã truyền cho tín đồ một đạo lý sai lạc. Giáo lý này sai lạc vì nó dựa lên lòng tin nơi một vị trời độc nhất, thường hằng và tạo hóa mọi vật, tin vào một linh hồn vĩnh cửu, ẩn trong mỗi con người. Nó sai lạc vì nó không chấp nhận lẽ vô thường, lẽ vô ngã, do đó đưa đến phiền não khổ đau, của mỗi hữu tình. Nó còn sai lạc vì nó khuyên dạy tín đồ phát triển lòng sùng bái vị trời của họ và lòng thương yêu những con người khác, cả hai tính này đều có cơ sở là tham ái, trong khi đức Phật khuyên dạy phải xa lìa tham ái dưới mọi hình thức vì nó là một chướng ngại quan trọng trên con đường giải thoát, ngài khuyên dạy phải phá chấp một cách triệt để, và trong tuyệt đối, không chấp chước cả đến những đức tính cao cả nhất, như lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung.

Như vậy, đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, tôn sùng, là một vị thánh nhân và chắc đã trở thành trời sau khi là một con người, cách đây ngót hai mươi thế kỷ. Tuy vậy ngài vẫn thua kém đức Phật, dù đức Phật vẫn còn là người trong kiếp sống cuối cùng, trong khi Giê-su có lẽ đã thành trời trong đời sống đó. Thật ra, dưới con mắt những người Phật tử, tôn sư của họ, dù vẫn còn sống trong cõi người, đã tự nâng mình lên cao hơn mọi vị trời, đã "giác ngộ" Chân như, tìm ra con đường đưa đến Niết-bàn, điều mà không một vị trời nào có thể làm nổi chính vì tính trời của họ. Thật vậy, hạnh phúc vô hạn của các vị trời khiến các ngài không thấu rõ được phiền não khổ đau tiềm ẩn trong mỗi hữu tình, dù có mang hình thái nào đi nữa. Chính sự chứng ngộ khổ đau này, đối với người Phật tử, là bước đầu trên con đường rất dài và rất khó khăn đưa đến sự giải thoái khỏi vòng luân hồi.

Sau khi đã tìm hiểu cái nhìn mà người Phật tử lẽ ra phải có về Giê-su, dựa trên giáo lý cơ bản mà người Phật tử đã học hỏi và tin theo, chúng ta xét trong tựhc tế họ nghĩ sao về Giê-su, lần này ta dựa trên những lời nói của chính họ.

Muốn như vậy, tôi dã dựa vào bốn trong những người cộng tác xuất sắc nhất của tôi, mỗi vị có một sự hiểu biết thấu đáo về quan niệm của những người Phật tử, trên mỗi khía cạnh khác nhau. Thượng tọa Thích Thiện Châu, Tiến sĩ Văn chương, vốn là một vị tôn đức của Phật giáo Việt nam. Ông Mohan Wijayaratna, sinh ra trong một gia đình song giáo, Ki-tô và Phật, sắp trình luận án Tiến sĩ về một số khía cạnh của Phật giáo Tích lan và cũng đã từng viết nhiều bài báo rất đáng chú ý, một trong những bài này nói về đề tài chúng ta bàn đến hôm nay, dưới con mắt người Tích lan. Đức Cha Eugène Denis, Tiến sĩ Văn chương và nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), sống tại Thái Lan từ hơn ba mươi năm nay và đang nghiên cứu đạo Phật xứ này. Ông Paul Magnin, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), đã từng sống lâu năm tại các xứ Viễn đông, nhất là tại Đài Loan, chuyên nghiên cứu về đạo Phật Trung quốc. Tôi cũng phải nói đến quyển sách quý báu do đồng nghiệp và cũng là bạn thân của tôi, Giáo sư Jacques Gernet, xuất bản cách đây hai năm tại nhà xuất bản Gallimard dưới tựa đề "Trung quốc và đạo Ki-tô, tác động và phản ứng" (Chine et christianisme, ation et réaction); tác phẩm này cho ta biết và hiểu quan niệm của người Trung quốc, người Phật tử hay người theo đạo khác, về đạo Ki-tô và về Giê-su trong những thế kỷ XVII và XVIII.

Lẽ ra, trong chừng mực nào đó, ta phải gắn bó sự tìm hiểu cái nhìn của người Phật tử về Giê-su với cái nhìn của họ về đạo Ki-tô. Nhưng vấn đề này tự nó cũng rất phức tạp khiến ta không có thì giờ bàn tới bữa nay.

Cái nhìn của Phật tử về Giê-su thay đổi tùy thời điểm lịch sử, tùy xứ, tùy tông phái. Nhưng ngày nay nó có xu hướng trở nên đồng nhất.

Người Trung quốc vào thế kỷ XVII và XVIII có một cái nhìn nghiêm khắc nhất, tuy nhiên rất khó mà phân định đâu là phần của đạo Phật, đâu là phần của đạo Khổng hay đạo Lão. Với người trung Quốc, Giê-su chỉ là một người, bị kết án tử hình vì làm loạn, làm xáo trộn trật tự xã hội, điều tối kỵ đối với truyền thống Á đông. Cái chết khổ nhục của Giê-su, bị hành hình trên cây Thập ác như một tên tội phạm, sự đau đớn phải trải qua, theo người Phật tử, chỉ là kết quả của ác nghiệp trong quá khứ, nghiệp càng ác, quả báo càng nặng. Thuyết nghiệp báo khiến một số Phật tử nghĩ rằng đời trước Giê-su đã giết người. Hơn nữa, không dủ sức thoát khỏi cực hình, tự cứu thoát bằng phép tắc nhiệm mầu thì làm sao Giê-su có thể cứu người khác? Nếu Giê-su là Thượng đế tối cao, khi ngài đầu thai làm người, đất trời không ai cai quản, kết quả sẽ khủng khiếp vô cùng. Còn nếu ngài giáng sinh từ Thượng đế thì ngài thua đức Phật xa, vì chẳng cần ai giúp sức, dù là thần thánh hay gì gì đi nữa, đức Phật tự mình đã tìm ra giáo lý giải thoát và tự lấy quyết định truyền bá giáo lý này. Dù sao đi nữa, nếu Giê-su là một vị trời, ngài chỉ có thể là một vị trời như muôn ngàn vị khác, chịu theo quy luật nghiêm khắc của quả báo tái sinh, và do đó thấp hơn đức Phật, người đã ra ngoài vòng sanh tử luân hồi. Sự kiện Giê-su giáng sinh chẳng có gì đáng chú tâm, vì thực ra, nó chỉ là một hiện tượng mà người Phật tử coi là tương đối và tùy theo điều kiện mà sanh ra, trong dòng sanh tử luân hồi vô thường của thế giới. Hơn nữa, sự giáng sinh này mâu thuẫn với tính chúa-ba-ngôi mà giáo lý Ki-tô gán cho ngài. Còn các phép lạ của Giê-su chẳng thấm vào đâu so với các oai phép Phật đã tung ra, bao trùm cả vũ trụ vô thủy vô chung, bao gồm hằng hà sa số thế giới.

Thời nay, những mâu thuẫn cũ giữa hai đạo đã giảm bớt, cái nhìn của Phật tử về Giê-su cũng nhẹ nhàng hơn. Dĩ nhiên, người Phật tử không nhìn nhận, không thể nhìn nhận Giê-su là vị Cứu thế, hay là Đấng Tạo Hóa, thường hằng và tối thắng, vì những danh hiệu này đối với Phật tử hoàn toàn vô nghĩa, hay chỉ định những ảo vọng do vô minh tạo ra. Dĩ nhiên, người Phật tử cũng không thể đặt Giê-su cao hơn đức Phật, như một nhà truyền giáo nọ đã vụng về cố gắng chứng minh rằng đức Phật là kẻ đi trước chuẩn bị cho Giê-su xuất hiện. Và dĩ nhiên, người Phật tử không chấp nhận có sự phục sinh của Giê-su, vì khái niệm phục sinh không có trong giáo lý đạo Phật, cũng như không có trong giáo lý Ấn độ hay đạo Jaĩna. Sự tái sinh sau khi chết hoàn toàn khác với sự phục sinh của đạo Ki-tô.

Ngoài những giới hạn kể trên, giới hạn suy ra dựa vào lời dạy của đức Phật, hầu như mọi người Phật tử thời nay đều có thiện cảm với Giê-su. Họ cảm mến ngài, kính phục nữa, nhưng không phải vì vậy mà họ mảy may có ý cải đạo theo đạo Ki-tô. Họ sẵn sàng nêu lên những điểm tương đồng giữa Giê-su và đức Phật: Một đời sống trong sạch, được hướng dẫn bởi một hệ luân lý cao cả, vô vị lợi, thấm nhuần bởi lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung, cho đến hy sinh cả tính mạng của chính mình. Theo họ, cả Giê-su lẫn đức Phật đều đáng kính, cả hai đều là những vị thánh nhân hiền đức như nhau.

Thượng tọa Thích Thiện Châu có đưa thêm vài ý khá lý thú, dựa trên giáo lý Đạo Phật Phát Triển (Mahayana), một phong trào canh tân trong đạo Phật cách đây hai mươi thế kỷ; đạo Phật Việt Nam bắt nguồn từ đó, cũng như rất nhiều hình thái khác của đạo Phật tại Viễn đông và Trung đông. Giáo lý Ba Thân Phật cho phép ta hiểu tính chất của Giê-su rõ hơn là giáo lý nguyên thủy, hiện còn thịnh hành tại Tích Lan và Đông Nam Á. Giáo lý Phát Triển quan niệm là đức Thế tôn có ba thân: Hóa thân hay ứng thân, người thường thấy được, với thân này Phật đã sanh ra, sống một đời sống bình thường của mọi người rồi chết đi; Báo thân, ngài dùng thân này để hiện ra giữa các vị Bồ-tát, tức là những vị xả thân cứu đời để thành Phật trong một thời gian rất xa nữa; và Pháp thân, là thật thể của các pháp trong vũ trụ, thân như thật và vĩnh cửu, các hữu tình đều có thân này, nhờ thế mà trong tương lai, có thể rất xa, tất cả đều có thể thành Phật. Ta có thể áp dụng Lý Ba Thân này vào trường hợp Giê-su để giải thích tính chất vừa trời vừa người của ngài, giải thích cách nào ngài vừa ở đời cứu nhân độ thế, vừa ngự trị trên ngôi tối thượng tuyệt đối. Thân thứ nhất có thể coi là thân mà mọi người bình thường trông thấy, là thân của Giê-su lịch sử, đã sanh ra, truyền đạo, đau khổ và chết đi trên cây Thập ác. Thân thứ hai là báo thân huyền diệu mà ba đệ tử Pierre, Jean và Jacques đã chiêm ngưỡng trên núi. Thân thứ ba là thân trời, người thường không thể nghĩ bàn, thân Cha trong quan niệm Ba Ngôi của đạo Ki-tô. Cách so sánh này, giữa hai giáo chủ, giúp cho người Phật tử hiểu biết dễ dàng hơn về Chúa cứu thế và Kinh thánh, và kính trọng ngài hơn. Thượng tọa Thích Thiện Châu đưa ra một hình ảnh tuyệt đẹp: "Ta có thể yêu mến sự tinh khiết của hoa sen, và cùng lúc thưởng thức cái đẹp của hoa huệ và hoa hồng."(*)

Vị tăng sĩ Việt Nam nêu ra một điểm gần gũi nữa, giữa đạo Ki-tô và tông Tịnh độ, một tông phái ở Viễn đông khá quan trọng chỉ tôn thờ Phật A Di Đà, hay "Vô lượng quang Phật", một vị Phật trước đây đã nguyện đón về đất "Tịnh Độ" tất cả hữu tình niệm danh hiệu ngài. Phật A Di Đà có một vị cộng tác nổi tiếng nhất trong các hàng Bồ tát, đó là Bồ tát Quan Thế Âm, đại từ đại bi, luôn luôn sẵn sàng hiện ra cứu giúp những kẻ hoạn nạn và đã từ chối không thành Phật chừng nào tất cả hữu tình chưa đạt Niết bàn. Hình ảnh Quan Thế Âm rất gần với hình ảnh Giê-su, do đó những người tu theo Đạo Phật Phát Triển, nhất là tông Tịnh độ, có thể tôn kính Giê-su như một vị Bồ tát. Đạo Phật Phát Triển cho rằng các vị Phật tương lai này, ngoài những đức tính như lòng từ bi, trí tuệ, lòng nhân ái, lòng nhẫn nại, v.v... còn "giỏi về phương tiện" để cứu vớt hữu tình, làm những phép lạ, do đó Phật tử các tông phái Phát Triển chấp nhận dễ dàng là Giê-su thực sự có phép lạ.

Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Thiện Châu nói thêm, Phật tử thuộc các tông phái Phát Triển [với quan niệm tôn kính về Giê-su như đã nói ở trên] không tránh khỏi ngỡ ngàng trước những lời cuối cùng có lẽ Giê-su đã thốt ra trên cây Thập ác: "Chúa ơi, Chúa ơi, sao lại bỏ rơi con?."

Như vậy, trong các tôn giáo lớn, đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất, về mặt giáo lý cũng như phương cách hành đạo, nhưng, ngược lại, cũng là đạo biết đánh giá cao nhất giá trị tâm linh của đạo Ki-tô. Điều đó càng đúng vào thời đại này, khi mà đạo Ki-tô đã từ bỏ thái độ thù địch cố hữu của mình với mọi tín ngưỡng khác để chấp nhận rằng các đạo giáo đó không phải là âm mưu của quỷ dữ, mà là những cố gắng nhiều khi rất đáng quý nhằm xoa dịu phiền não khổ đau của con người bằng cách hiến dâng họ những hy vọng vào một ngày mai xán lạn hơn. Những quan hệ thường thường rất nồng hậu giữa Phật tử và tín đồ Ki-tô, và nhất là giữa những người đại diện của các cộng đồng đôi bên tại trung Á và đông Á, là những khích lệ lớn và có nhiều ý nghĩa. Trong các kết quả đáng chú ý nhất, phải kể cái nhìn kính trọng và có thiện cảm của đa số người Phật tử thời nay với con người Giê-su, dù là Phật tử xứ nào đi nữa, hay thuộc tông phái nào đi nữa.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017


Nhiều người thích tụng kinh. Có người cho việc trì tụng kinh điển là có phước báu hoặc mở mang được trí tuệ. Vậy tụng kinh có thật sự như vậy ko ? Trả lời : không hoặc có.

Không là khi nào ?
Khi người trì tụng bài kinh ko hiểu nội dung bài kinh đó muốn nói điều gì. Hoặc người tụng kinh có khao khát, ước muốn lợi ích cho mình có phước báu nào đó trong khi tụng. Sự khao khát, ước muốn đấy chính là tham. Tham là căn rễ, cấu ố của tâm nên trái ngược với việc tu tập tâm. Việc trì tụng kinh điển nhằm cho mục đích hiểu biết, dứt lòng tham chứ ko để rơi vào tình trạng tham. 

Đối với người sơ cơ, người mới tìm hiểu giáo pháp hoặc có căn cơ yếu, việc trì tụng dễ dẫn đến chẳng có lợi ích gì mà trái lại hại cho bản thân khi ai đó dụ dỗ dẫn đến tin sâu vào niềm tin mê tín trong việc trì tụng. Bởi cũng vì cái lý do việc tụng ko hiểu, ko liễu nghĩa nhiều. Chúng ta có thể diễn giải theo trình tự nhân quả bất lợi như sau: Từ ko biết, ko hiểu nghĩa kinh dẫn đến ko hành, ko tư duy suy nghiệm. Từ ko hành, ko tư duy suy nghiệm dẫn đến ko có chứng đắc, ko có trí tuệ. Từ ko tuệ dẫn đến tin sâu, sanh tâm mê tín. Từ mê tín dẫn đến hại mình, hại luôn người khác do sự truyền bá ý nghĩ như vậy. Với những hạng người này tốt nhất cần tiếp cận người trí hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Họ ko nên tụng kinh liền, chỉ nên chú tâm vào vừa đọc kinh từ từ, vừa nghiền ngẫm suy tư lời kinh. Đoạn nào khó hiểu thì ghi chú, đánh dấu lại, sau đó hỏi các người trí giải thích rồi viết lên giấy note ghi chú lại để lần sau đọc lần nữa rồi nghiền ngẫm, tư duy đến khi thuần thục thì chuyển qua trì tụng.

Có là khi nào ?
khi người trì tụng đọc tụng lên liền thấu hiểu nghĩa. Đọc một đoạn kinh mà biết rõ, tư duy được lời kinh Phật dạy, rồi đem lời đó áp dụng vào thực tiễn. Chúng ta có thể diễn giải theo chiều nhân quả có lợi sau đây : Từ việc tụng đi đến hành sanh tuệ. Từ có tuệ mà trì tụng tiếp, cứ thế sẽ tác ý ăn sâu vào tiềm thức. Và nó hình thành kiểu dạng vòng tròn sanh trưởng tuệ liên tục theo quá trình : nhân ( trì tụng) => thực hành => quả (tuệ) => nhân (trì tụng) => thực hành => quả (tuệ)... đến khi thuần thục pháp có cả ba mặt là văn - tư - tu tròn đầy.

Kết luận
Dù dụng bất kỳ hình thức nào trì tụng hay đọc kinh điển đều phải đảm bảo hiểu nghĩa của kinh, tránh đi kiểu đọc, tụng vẹt ko hiểu gì hầu tránh được sự mê tín trái với đường lối Phật đà. Giữa hai hình thức tụng hoặc đọc kinh ko có gì khác biệt nếu biết dụng đúng cách và cho kết quả như nhau.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

VÔ THẦN ?

Trong đạo phật, nhiều người hiện nay thích sử dụng cụm từ "vô thần" để chỉ cho đạo phật trái ngược, khác xa hoàn toàn với các tôn giáo nhất thần và đa thần. Mục đích để phản kháng, bác bỏ cái gọi là sự sống trường tồn vĩnh cửu, cứu thế của các tôn giáo suy tôn các vị thần. Cách thức phá lập(1) như vậy để nhấn mạnh đạo phật, đưa đạo phật vượt lên trên các tôn giáo khác đồng thời muốn nhấn mạnh quan điểm quan trọng, trọng tâm là học thuyết vô ngã. Điều này giúp cho người tu học nhìn nhận, ko ham muốn, ko say đắm, ko dựa vào các đối tượng năng lực bên ngoài hỗ trợ, chỉ dựa vào năng lực chính mình mà bước đi trên con đường đạo, mang tính tích cực. Tuy nhiên, khi ai đó đề cập cần phải giải thích rõ ràng các lý từ để người nghe, người đọc ko bị nhẫm lẫn, hiểu sai. Ngoài ra, bên cạnh đó có một số chư vị tăng ni, phật tử còn mang nặng đặc tính phàm phu thế gian. Với sự tham, sự ham muốn một chút lợi ích, một chút danh lợi quyền thế lợi bổng lộc chức tước nào đó từ chính quyền hay để được phát triển đạo, phát triển tín đồ một cách dễ dàng, ko bị co ép bởi chính quyền nên áp phe, xu nịnh bằng cách truyền giảng, nhấn mạnh rằng đạo phật là đạo vô thần...bla...bla...nhằm để cho nó giống với cụm từ, quan điểm vô thần của người cộng sãn hầu ăn theo ( Lưu ý: ở thế gian, trong sản xuất kinh doanh sản phẩm mặt hàng, người sx cũng  áp dụng cách ăn theo bằng cách tạo ra sản phẩm làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn sản phẩm của mình với sản phẩm bán chạy, thương hiệu đang nổi tiếng trên thị trường). Đây là sự đánh đồng ngu si, hậu quả làm chúng sanh khác ngộ nhận đạo phật như "đạo" của người cộng sãn, từ đó, chúng sanh có những hành động làm biến chất, đồng hoá quan điểm đạo phật với quan điểm vô thần của người cộng sãn một cách phổ biến hơn.

Vậy đạo phật có đề cập đến các chư vị thần tiên ko ? Đạo phật được mô tả trong kinh sách đại thừa và nguyên thủy đều chấp nhận có các vị thần, tiên. Ở đâu đó trong ko gian thế giới xung quanh chúng ta có những vị mà con ngừi phàm ko thể nhìn thấy bằng mắt thường và tiếp cận được. Những người có năng lực như Phật hoặc hội đủ nhân duyên thì mới có thể nhìn thấy họ hoặc họ hiện ra để cho thấy.Thế giới quan vũ trụ phật giáo đề cập có những tầng trời khác nhau, ở đó có những chư thiên, có thượng đế hay còn gọi là Đế thích thiên. Những vị thần, vị tiên này khác với các vị thần tiên ở tôn giáo khác ở chỗ về năng lực và sự sống. Họ KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TUYỆT ĐỐI về thần thông phép màu muốn trừng trị hay ban phát cứu độ bất kỳ ai trong bất kỳ tính huống nào như tôn giáo khác. Ở họ, chỉ có những năng lực tương đối và trí tuệ tương đối, có nghĩa, họ là những vị có những khả năng, năng lực nhất định. Và điểm đặc biệt ở họ, tuy có cuộc sống hơn cả ngàn năm, vượt xa tuổi thọ con người chỉ trên dưới 100 năm nhưng họ vẫn ko thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi như con người, khác vị thần tiên trường sinh bất tử ở tôn giáo khác. Chính vì vậy, đạo phật vẫn gọi họ bằng cụm từ chỉ chung chung là "chúng sanh". 

Như vậy, nếu nói theo cách nhìn nhận bằng ngôn từ của dân gian, họ vẫn được gọi là những vị thần, vị tiên vì có những khả năng nhất định hơn loài người chúng ta.

(1) : xem bài viết "phá lập" là gì tại đây

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017


Có một người bảo, muốn thế giới, đất nước tốt đẹp như ko còn độc tài độc đoán, hạn chế tham nhũng thì mỗi người phải thu nhíp chính mình tức quay vào bên trong rèn luyện, tu tập tâm trở nên tốt hơn thì đất nước, thế giới sẽ thay đổi theo ý mình. Đại khái ý là như vậy.

Phản luận : Với cách suy xét như thế, trên phương diện thay đổi, tất nhiên có sự thay đổi nhưng thay đổi ấy chỉ diễn ra với người có hiểu biết như vậy mà thôi. Còn thế giới, quốc gia  đầy rẫy những người vô minh, thiếu hiểu biết thì làm sao mà họ nghĩ được việc này chứ ? Cho nên, chỉ có cách thực tập tâm mình để cho nâng cao trí tuệ, nâng cao sự thấu suốt vấn đề, sau đó hướng dẫn lại chúng sanh khác biết cách thực hành thì may ra thế giới, đất nước mới thay đổi lớn được (mọi sự vật hiện tượng ở thế giới hữu vi đều diễn ra tương đối). Dụng cách vậy mới đúng với cách phật Gotama đã từng làm, có nghĩa giác ngộ cho mình sau đó hướng dẫn, giúp ngừi khác tự giác ngộ theo hay còn gọi là giác hạnh viên mãn. Thử đối chiếu cách làm trên so với tính quy luật vận hành xem sao ? Tất nhiên nó rất đúng với quy luật nhân quả. Bởi vì các yếu tố nhân duyên tương tác, tương thuộc, tương trợ lẫn nhau ở đây là con người cùng phát triển, cùng hỗ trợ nhau hướng đến lợi ích, tạo ra một kết quả hạnh phúc, không khổ đau mang tính tích cực, như ý muốn. Điều này cũng phù hợp với quy luật "Cái này có thì cái kia có; Cái này sinh thì cái kia sinh; Cái này không có thì cái kia không có. Cái này diệt thì cái kia diệt." ( quy luật duyên sanh, duyên khởi), có nghĩa, vì chúng ta tương trợ giúp chúng sanh khác hiểu biết nên chúng sanh khác có được sự thực tập như vậy, ra kết quả như vậy. Và ở người giúp không diễn ra sự ác, sự độc đoán, sự tham lam tham nhũng,...thì người được giúp sẽ không xuất hiện điều này vì yếu tố tâm thiện, tâm hiểu biết sáng suốt có mặt ở mỗi người.

Với cách suy luận của người nói đầu đề trên mang tính ích kỷ cho bản thân hơn là vì mình, vì lợi ích chúng sanh khác. Tại sao như vậy? vì với ý nghĩ như vậy dễ dẫn đến mầm họa cho nhân loại, bởi người hiểu biết không đoái hoài gì đến chúng sanh khác, cứ để mặc cho chúng sanh  thiếu hiểu biết có các hành động sai quấy, tàn ác, làm khổ đau cho nhân loại. Một ví dụ cụ thể, theo các nhà nghiên cứu sử học, các học giả, việc phật giáo tại Ấn Độ suy vong gần như ko còn nữa trong quá khứ cũng bởi một phần do các tu sĩ chỉ chú tâm vào bản thân mình, chỉ lo tu tập thân tâm ngoài ra ko có tương tác nhiều với bên ngoài XH, ko có giúp chúng sanh khác bằng việc độ họ giác ngộ nên dẫn đến đạo phật ngày càng suy giảm, mất tích. Điều này chứng tỏ, quan điểm của người này rất bất lợi cho con người nói chung.

Như vậy, Khi chúng ta hiểu biết được những quy luật vận hành của vũ trụ, nhân sinh thì việc áp dụng thuận theo quy luật mang yếu tố tích cực chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi và có kết quả viên mãn như ý muốn. Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp mang tính không tích cực, trái chiều thì rất bất lợi, có khi mang mầm hậu hoạ khổ đau cho chúng sanh như tham ô diễn ra tràn lan, độc tài độc đoán sanh ra đầy rẫy tội ác,....

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017


Thế gian thường bảo với nhau rằng tâm sinh tướng. Vậy cái tướng mạo xấu hay đẹp chẳng hạn ấy có được do đâu mà có ? Chúng ta có thể đứng ở góc độ tâm để xét hai chuỗi của quá trình nhân quả diễn ra. Chuỗi nhân quả thứ nhất, do những hành động hay còn gọi là nghiệp ( diễn biến tâm được biểu hiện bên ngoài ) của ngừi đó diễn ra ở kiếp trước dẫn đến kết quả của một hình tướng ở kiếp hiện tại khi lúc mới sanh ra. Có thể nói, đây là cái sanh nhân tướng được định sẵn có. Chuỗi nhân quả thứ hai, do diễn biến tâm biểu hiện sự tham, sân, si ra bên ngoài bằng những hành động ở kiếp hiện tại dẫn đến hình tướng định sẵn trước đó chuyển đổi sang tính tích cực (đẹp ) hay sang tính tiêu cực (xấu) hơn. Nó tùy thuộc vào nghiệp xấu, tốt hay nói cách khác là tâm thiện hay bất thiện. Đây gọi là cách chuyển nghiệp để từ một kết quả hình tướng định sẵn A sang một hình tướng khác A' do nhiều yếu tố tương tác, trong đó có các hành động nghiệp. Ví dụ: một người hói do nhân duyên nghiệp quả kiếp trước mà kiếp này dẫn đến đầu hói định sẵn (như ADN định sẵn hói). Do quá trình sống, người này tạo ra những nghiệp cực kỳ bất thiện như tự cho mình là phật, là thánh hay chửi rủa người khác khắp mọi nơi chẳng hạn....Chính hành động xấu như vậy, sự sân si như lửa đốt góp phần vào việc rụng tóc tạo ra quả đầu ngày càng hói (tất nhiên có thể do nhìu yếu tố khác nữa tương tác như môi trường, thức ăn, thức uống,...). Khuôn mặt người này sẽ tạo nếp nhăn xấu đi, già đi do lúc nào cũng sân si. Ngược lại, nếu người này, có tâm thiện lành, tạo ra các nghiệp thiện lành, ít khởi sân, ko tạo ra lửa trong người, có thể ko tạo ra việc rụng tóc. Tóc sinh trưởng do nhiệt trong người mát. Và các yếu tố khác góp phần vào việc làm quả đầu thay đổi, tóc mọc nhìu hơn trước. Khuôn mặt người ấy ít nếp nhăn, ít già nhanh, đẹp ra do ko sân. 

Qua ví dụ, chúng ta thấy các nghiệp cũng quyết định rất lớn ở việc tạo nên hình tướng ở kiếp hiện tại. Cần chú ý đến các hành động của mình ngay hiện hiện tại. Đừng để ý hay truy tìm quá khứ, hay ước vọng vào thứ mình sẽ ở tương lai. Nên cần thực tập chánh niệm trong các hành động chân chánh trong khi đi, khi đứng, khi nằm, đặc biệt là khi nói ngay bây giờ và tại đây nhằm ko để tạo ra quả nghiệp hình tướng xấu. Mỗi người cần cố gắng luôn giữ tâm thiện lành như vậy thì ắc hình tướng sẽ thay đổi tích cực, đẹp hơn, ít già, ít nếp nhăn,....

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017



Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng, tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn. Đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy...!

Khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức… Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẳn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia. Đó là thanh quy: Sa môn bất kính vương giả...!

Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương đã trở thành sáo rỗng. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại, một đức tính dũng mãnh vô úy, nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng VĂN-TƯ-TU để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu... không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng...!                                         
    
NAMO SAKYA MUNI BUDDHA 
Thầy Thích Tuệ Sĩ
Nguồn :  fanpage Duyên Giác Ngộ

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017


Tui thường nói ai đó bằng hai từ "kuồng kộng" và cần được diệt trừ. Nhiều người thắc mắc không biết từ này nghĩa là chi. Nay xin chia sẻ để mọi người được biết rõ lý từ, lý do vì sao cần phải diệt trừ nhé.

"kuồng kộng" nghĩa là gì ?

_Kuồng : ở đây tức là si mê, cuồng tín, tin sâu dày vào ý thức hệ, hệ tư tưởng, những quan điểm, luận điểm do bị dính mắc bởi sự tuyên truyền cố ý, định hướng bằng nhiều hình thức khác nhau như báo chí, sách vở, những người xung quanh,.... Những ngừi sống trong một môi trường cộng nghiệp chung như vậy dễ bị nhồi sọ, huân tập thành tập khí sâu dày. Sự cuồng nhanh hay chậm tùy thuộc vào căn cơ, môi truờng tiếp xúc riêng biệt khác nhau ở mỗi người mà trải qua một thời gian nhất định khác nhau. Biểu hiện của những người cuồng ra bên ngoài bằng ý nghĩ, lời nói, hành động mang màu sắc giống nhau y chang như vậy. Chúng ta rất dễ nhận diện họ nếu chịu khó tiếp xúc để ý diễn biến tâm lý của người cuồng. 
_Kộng: ở đây tức là cộng sãn.
Như vậy, kuồng kộng (cuồng cộng) là bị mê hoặc, tin sâu dày vào ý thức hệ, quan điểm, luận điểm được định hướng thông qua sự tuyên truyền của ngừi cộng sản từ đó dẫn đến sự chấp pháp tức chấp nặng vào những gì đã huân tập, luôn luôn cho rằng điều ấy là đúng, là chân lý, là nhất như ko thay đổi ở bất cứ điều gì. 
Ví dụ một phần nhỏ đặc điểm của kuồng kộng nói chung : ở các chế độ độc tài thường tuyên truyền, nhấn mạnh, tung hô lãnh tụ của họ lên đến tận trời xanh, sánh ngang bằng vị chúa cứu thế hay tiên, hay thần hay một vị Bụt (Phật) vậy. Những nhóm, đảng phái cai trị thường tìm cách tuyên truyền, nhồi sọ vào đầu của con người ngay từ lúc nhỏ. Từ khi học mẫu giáo lớp chồi, lớp lá hay cấp một đã nhồi nhét bằng những bức ảnh lãnh tụ treo trên bảng, trên bục giảng, xây rất nhiều tượng đài lãnh tụ để tôn thờ giống như các tôn giáo, tuyên truyền qua các banner, qua sách vở, đài báo khắp mọi nơi. Ngay cả mấy cơ sở tôn giáo quốc doanh cũng dựng tượng lãnh tụ trong các kỳ hội họp hoặc thờ cúng ngang hàng với Phật, với Thánh trên điện đài,.... Chính những sự việc này làm con người ngay từ thuở bé tí xíu đã cuồng tín, tin sâu dày vào lãnh tụ. Dưới con mắt của người tin sâu dày ấy, họ biến lãnh tụ thành những vị thánh, vị tiên, vị thần tối cao như nói trên. Có những đứa bé tưởng tri, mơ được gặp lãnh tụ thậm chí khóc oà khi nghe hoặc kể chuyện về lãnh tụ trong các cuộc thi kể chuyện hoặc tự dựng chuyện tưởng tượng viết láo về lãnh tụ như thế này, thế kia thành bài văn mô tả.... Khi ai đó nói sự thật về lãnh tụ nếu trái chiều so với những gì đã bị nhồi sọ trước đó, họ (bao gồm cả lớn nhỏ, già trẻ mọi lứa tuổi bị nhồi sọ) phản ứng lại, thù địch, sân hận đáp trả, thậm chí bằng những lời chửi bới inh ỏi thóa mạ đối phương. Tất cả những hậu quả của chúng sanh biểu hiện thông qua sự sân si, phiền não khởi lên mạnh mẽ ở người cuồng cộng đều là những khổ đau.

Đối với người tu, để đạt được trạng thái tâm thanh tịnh, có được trí tuệ sáng suốt trong nhận định, vượt qua những khổ đau cuộc đời cần phải loại bỏ những thứ ràng buộc, những kiết sử (phiền não) trói buộc, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hướng thượng, đi đến sự giác ngộ, giải thoát. Và những người cuồng cộng tức là những người tin sâu dày chấp vào những điều hiểu biết của thế gian với mục có lợi cho một nhóm người, một đảng phái thì đó chính là điều bất lợi rất lớn của người tu. Đó là chấp pháp hay nói rõ hơn là KIẾN HOẶC. Kiến hoặc là gì ? tức là mê hoặc về quan điểm, cụ thể ở đây là những điều mê hoặc sai lầm nói trên. Kiến hoặc khác với tư hoặc. Tư hoặc là sự mê hoặc do quá trình huân tập trải qua nhiều đời nhìu kiếp và ở kiếp này khi sanh ra đã có  những điểm do huân tập ấy rồi. Tư hoặc ở dạng tiềm ẩn phát sinh bởi tích lũy nhìu đời trong quá khứ còn kiến hoặc phát sinh chỉ ở kiếp này mà thôi.
Kiến hoặc và tư hoặc đều là những phiền não trói buộc, chi phối người tu. Nó làm hạn chế sự thăng tiến trong tu tập của người tu. Cho nên, chúng cần được đoạn trừ. kiến hoặc đoạn trừ dễ dàng hơn tư hoặc. Chúng sanh nếu đang trong tình trạng đó cần được người trí hướng dẫn để đoạn trừ nhanh chóng nhất là những người trẻ tuổi, đừng để bị huân tập tiếp diễn thời gian lâu dài sẽ rất khó đoạn trừ nhất là những ngừi lớn tuổi hiện nay.

Nói túm lại, cuồng cộng chính là kiến hoặc, rơi vào kiến thủ kiến. Kiến thủ kiến là một trong 10 ràng buộc làm cho thân tâm khổ não hay nói cách khác là kiết sử cần đoạn trừ trong tu phật. Kiến thủ kiến tức là chấp vào những điều sai trái hoặc có những điểm tà kiến nhưng cứ cho mình luôn đúng mà ko cần nghe ai, từ đó dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống, phát sanh ra khổ đau. Ví dụ quan điểm vô thần kiểu duy vật không tin vào đạo đức tâm linh hay bác bỏ tôn giáo, xem tôn giáo như là thuốc phiện,... Đó chính là những tà kiến luận.cần được đoạn trừ hay nói cách khác là cần phải "diệt trừ kuồng kộng".

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017


Tui có viết một số các status trên group phản bác các quan điểm của người cộng sãn đương thời như tiêu đề "Đạo phật có dẫn dắt chúng sanh rơi vào độc tài, độc đoán ko?" hoặc đánh giá với cái gọi là "đảng cộng sãn quang vinh, muôn năm" hoặc phản bác cách ứng dụng câu "học, học nữa học mãi" của Lê nin vào trong tu tập tâm linh và nhiều bài viết khác nữa. Một số bài viết này đã được đưa vào blog này (xem các bài viết). 

Nhiều người khi đọc xong các bài viết của tui liền chụp mũ nào là lợi dụng hay bảo tui ko nên nói nhiều điều vô ích này hoặc hù doạ đủ thứ..bla...bla....Họ đâu biết rằng những lời tui viết ra không phải chỉ có mình tui bây chừ mới sử dụng cách luận này, mà nó tồn tại từ xa xưa trải qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử phật giáo. Đây là cách thức lập luận thường hay sử dụng của các thầy tổ, các cư sĩ tại gia như các luận sư nổi tiếng, cư sĩ tại Ấn độ, TQ,... và tất nhiên trong đó có cả VN nữa. Cách lập luận ở đây là PHÁ LẬP.

"Phá lập" nghĩa là gì ? phá tức là phá bỏ, bác bỏ những quan điểm, những học thuyết, tư tưởng sai lầm. Ví dụ: quan điểm tổ chức đảng phái trường tồn mãi mãi của ngừi cộng sản qua câu "đảng cs quanh vinh, muôn năm". Người luận đạo phật sẽ dựa trên chân lý để phản bác, bác bỏ những quan điểm sai lầm trên làm khổ chúng sanh nhằm mục đích nhấn mạnh, xác lập những nguyên lý trong đạo phật. 

Ở tại VN và TQ, có những thời kỳ trong lịch sử, quan điểm lão, nho hay khổng giáo phát triển cực mạnh. Phật giáo bị giới vua quan hoặc giới trọng nho, lão, khổng khác xem thường, chèn ép, hoặc xâm thực vào quan điểm phật giáo làm biến dạng. Chính vì vậy mà có nhiều cư sĩ, tu sĩ viết các sách luận với phương thức phá lập trên để phản bác lại phong trào đó. Hoặc có những luận sư nổi danh trong lịch sử phật giáo như bên Ấn, bên TQ, khi muốn lập ra một tông phái bèn sử dụng cách phá lập để phá bỏ quan điểm sai lầm đương thời như chủ nghĩa duy vật, duy tâm, duy thần,....nhằm làm sáng tỏ những lý trong đạo phật. Riêng cách viết của tui, do nó chỉ là những status cực ngắn, chỉ vài dòng nên nội dung luận phản bác một phần nhỏ cần đề cập mà thôi

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

SỰ BÌNH ĐẲNG?


Chúng sanh Lê Đức Minh khẳng định làm gì có chuyện bình đẳng trên thế gian này.

Phản luận : nếu xét về thế gian thì
tất nhiên tất cả chúng sanh phàm phu sẽ thấy mọi thứ đều bất bình đẳng. Vì sao như vậy ? Vì chúng sanh bị kiến ngã, thiếu hiểu biết dẫn đến sai lầm nhìn nhận các pháp từ đó tâm có sự đối đãi, chấp vào pháp ấy dẫn đến tham, sân, si khởi lên. Và nó được biểu hiện thông qua các hành động xấu - ác, gây bất bình đẳng  trong thế gian như quyền con người mà đạo phật gọi chung là quyền chúng sinh và nhiều thứ khác bất bình đẳng nữa. Hoặc vì chúng sanh bị che lấp bởi vô minh nên ko thấy rõ bản chất bên trong các pháp đang hiện hữu trước mắt bình đẳng.

Ở ngừi tu tập giác ngộ, giải thoát, họ thấy được sự thật các pháp như là, thấu tỏ thực tính các pháp đều vô ngã, đều là bình đẳng. Họ an nhiên tự tại, vô sự trước các ác pháp bên ngoài nên lúc đó, cái thấy là bình đẳng, vô hữu tướng tức không thấy một pháp nào là bất bình đẳng trong thân tâm của ngừi giác ngộ. Ngoài ra, mọi chúng sanh đều bình đẳng có thể giác ngộ. Đó là điều hiển nhiên từ xưa đến nay vẫn vậy.

Nói tóm lại: do phàm phu vô minh, tâm dao động trước các pháp nên cái thấy kiến ngã, lập định bất bình đẳng. Bậc thánh đã giải thoát, mọi sự an nhiên xem như ko có trở ngại  gì trước sau và hiện tại nên thấy bình đẳng các pháp bên trong và ngoài.

Nói vậy để một phàm phu muốn đi từ cái thấy bất sang cái thấy bình đẳng phải tìm cách phá bỏ định kiến bấy lâu nay, trở thành bậc giác ngộ, giải thoát thông qua sự hành trì trong tu tập, từ đó, mới hiểu biết nhìu về thế giới nhân sinh, vũ trụ. Chúng sanh sẽ đối xử với nhau đầy tình thương yêu, tạo ra một xh thật sự công bằng và bình đẳng, an lành trong quan hệ ứng xử. Chứ ko phải nói vậy để khoanh tay đứng nhìn tội ác diễn ra trước mắt, rồi gọi do tâm tui bình đẳng nên thấy ác cũng là bình đẳng trong tâm. Với cách nghĩ này là sai lầm, ngu si, ác kiến dễ gây hoạ cho mình và cho chúng sanh vô minh khác.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Hướng tu tập

Thiền Giả Thiện Ngôn nói : tu mà muốn tìm chân nhân để chỉ đường tu cho khỏi bị lỗi lầm, đó khác nào há miệng chờ trái sung rớt vào miệng. Tu là phải kinh qua tất cả sự đau khổ, nếm trải tủi nhục, rồi lao xuống bùn sâu hố thẳm,....để từ đó mới biết thu hẹp bản ngã, mới lột xác trưởng thành. Qua nhiều lần như vậy thì đó gọi là tu.

Phản luận :
Nếu nói người tu há miệng chờ sung thì khác nào đức Phật quá rảnh khi dùng phương tiện để dẫn dắt chúng sanh tu tập thông qua các pháp môn được truyền thừa lại cho đến ngày nay ? trong khi Phật dạy chúng sanh khác muốn tu tập nên thân cận bậc trí, bậc thánh nhân, bậc chân nhân. Và hãy nương tựa vào chánh pháp, lấy chánh pháp làm thầy,....Vì sao như vậy ? Vì chỉ có những ngừi đã từng kinh qua, trải nghiệm chứng ngộ, có được tuệ giác, sáng suốt thấu tỏ được con đường Phật dạy trước đó. Nhờ vậy, họ mới chỉ dạy tốt cho chúng sanh còn vô minh bằng những phương tiện tu tập hầu có hướng đi mang tính tích cực lợi ích cho mình và cho chúng sanh khác nữa.

Khi con ngừi mới sanh ra ở cõi trần, đồng nghĩa với sự gắn liền một cuộc sống khổ đau. Đức Phật đã tóm gọn nó bằng 8 cái khổ chính ở một kiếp người được ghi trong kinh sách. Cái khổ chỉ khác biệt nhau ở chỗ hoàn cảnh khác nhau khi đối diện với cảnh trần khác nhau ( cái khổ do tính tác động môi trường bên ngoài lên thân thể vật lý ), ngoài ra còn có mức độ cảm thọ khác nhau ở mỗi mỗi người khác nhau do trí tuệ, hiểu biết và căn cơ khác nhau ( cái khổ mức độ xuất phát từ bên trong). Vấn đề ở đây rất lớn là sự quán tưởng về cái khổ của chúng ta đã từng trải qua ở quá khứ, hiện tại và tương lai như thế nào, ra sao bởi cái khổ - cảm thọ diễn ra trước hoặc sau khi chúng ta suy nghĩ, suy tưởng. Nhờ vậy sự quán tưởng mà có động lực để nỗ lực tu tập. Cũng vậy, khi đức Phật ở cung điện sung sướng đủ mọi vật chất tiền tài lẫn danh vọng, Phật đâu có chịu khổ theo kiểu phải lao vào bùn sâu, vực thẳm để khổ ? Mà sao Phật phải từ bỏ cung điện ra đi cầu đạo ? Tất cả đều bén duyên bởi nhờ sự quán tưởng, quán sát cảnh khổ ở thế gian khi ra ngoài kinh thành. Một hay nhiều cảnh khổ Phật thấy ấy mà chính đức Phật cũng đã từng trải qua và biết sẽ xảy ra trong tương lai ntn nên từ đó mới có tâm lực xuất gia, sống đời sống ko gia đình hòng tìm đường giải quyết khổ đau. Khi xuất gia, Phật đã tìm đến hai vị sư được cho là giỏi bậc nhất ở đó thời bấy giờ để tu học. Qua đó, chúng ta thấy Phật đâu có cố tình lao chỗ này để chờ mẹ nhân quả đánh, rồi lao chỗ kia để mẹ nhân quả đánh tiếp sau đó rút kinh nghiệm từ khổ đau đó rồi từ bỏ, rồi lại tiếp tục cho đến già, bệnh, chết mà tánh nào tật nấy, ko thể hết cái ngu cho mình? và cái động cơ vô minh lao vào chỗ này chỗ kia để mẹ nhân quả đánh nhằm tốt lên cũng chẳng biết do nhân, do duyên gì mà vậy, có lợi ích gì ko? nó khác cách mà Phật đã làm. Phật là người chỉ có một ý chí duy nhất là tìm đường cầu đạo giải thoát tức thoát khỏi khổ đau. Mặc dù có những con đường sai lầm nhưng cái kết của sự sai lầm là sự bừng tỉnh, chuyển hướng, tìm đường né tránh ko để mắc sai lầm từ lần, này lần khác nữa. Và cuối cùng là đạt sự giác ngộ, giải thoát, có được trí tuệ rộng lớn. Từ chỗ có trí tuệ lớn thì đâu còn sai lầm, đâu còn bị nhân quả chi phối hay mẹ nhân quả quánh te tua như người khác bị liên tục? Đấy là cái lợi cho con đường đúng để đi.

Cũng vì phàm phu ko biết nguyên nhân của khổ đang hiện hữu trước mặt mình nên cứ rong rủi dặm đường, lao vào trần ai một cách ngu si như con thiêu thân để trải nghiệm đời cho khổ thân xác hầu nghĩ tưởng đó là dễ tu tập, dễ thăng tiến nhưng thực tế là một sai lầm lớn. Phật cho đó là cách cực đoan thứ hai ( hai cực đoan : tu khoái lạc các giác quan và ép xác đày đoạ thân thể) và khuyên người ta hãy từ bỏ, chấm dứt lối đi cực đoan ấy để đi con đường trung đạo. Phật chỉ rõ con đường tứ diệu đế cho chúng ta đi. Những người đầu tiên được chỉ là năm anh em ông Trần Kiều Như. Bởi lẽ năm anh em ông Trần Kiều Như cũng như Phật trước đó tu kiểu cực đoan ép xác, cũng đày đọa khổ sở để mẹ nhân quả quánh cho tơi bời khói lửa thành thân tàn ma dại óm lòi xương khô. Và rồi cũng còn luân hồi như ai, cũng ko phát triển tuệ giác như ai để hiểu biết rõ mọi điều trên thế gian này điều nên làm và điều ko nên làm. Con đường tứ diệu đế có thể nói là chân lý. Vì nó chỉ cách nhận diện sáng suốt cho một lối đi trung đạo đúng, ko rơi vào cực đoan, tà kiến hay ác đạo. Nó hướng thượng con người ta luôn đến đích của sự giác ngộ, giải thoát, niết bàn tức ko còn khổ đau nữa. Nó chỉ rõ đầu tiên phải xác định khổ là gì và điều thứ hai là nguyên nhân của khổ. Ở đây ta thấy, Phật chỉ rất rõ cho phàm phu biết, muốn giác ngộ, giải thoát hay muốn hành động một điều gì đó mang tính liên hệ trước tiên cần phải biết nội dung như thế nào, phải chấp chấp nhận sự thật về khổ và truy nguyên được nguồn gốc do đâu mà có. Do vậy, khi chúng ta đi sẽ tránh được các bước đi sai lầm về sau như kiểu đâm đầu vào chỗ hiểm nguy như nói trên để trải nghiệm lung tung, chả có kết quả gì tốt dẹp cho mấy.

Phàm phu vẫn mãi mãi là phàm phu, vì chẳng có lối đi tích cực đúng đắng thông qua sự dẫn dắt của ngừi đi trước đã đạt được giác ngộ, giải thoát. Cứ tự cao, tự đại, chấp vào cái thấy biết của mình (chấp tri kiến) mà đi, ko cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai thì hậu quả thật khôn lường như giai đoạn Phật đã từng tu ép xác. Rất may, Phật đã hiểu biết từ bỏ nó vậy tại sao hậu thế ko rút ra cho mình bài học để học hỏi, chọn lối đi trí tuệ chứ ?

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017


Mọi người chỉ cần chịu khó đọc đi đọc lại nhiều lần hai cuốn sánh dưới đây cho thật kỹ, và tư duy lời ấy thì có thể nắm bắt kiến thức cơ bản của hệ thống kinh nikaya. Vì hai cuốn sách này tóm lượt những cốt yếu cơ bản theo một phương pháp học tập logic từ cơ bản đến nâng cao trong bộ kinh tạng theo từng mục lục. 

Chú ý : Nên đọc trước hai cuốn này sau đó mới thâm nhập vào các kinh sách khác nhằm dễ dàng nắm bắt hơn. Sau khi nắm bắt hết thì chuyển qua đọc kinh sách trong bộ tam tạng hệ Nikaya thông qua ứng dụng cài đặt dưới đây. 

1. Sách "Những lời Phật dạy" do Tỷ khưu Bodhi soạn thảo. Bấm vào đọc tại đây
- Hoặc nghe online: Bấm vào xem tại đây
- Hoặc tải về các tập tin âm thanh audio-MP3 cho từng chương: Bấm tải tại đây

2. Sách "Những điều Phật đã dạy" do tỷ khưu Walpola Rahula. Bấm đọc tại đây
--------------------------------------------------------

Hai ứng dụng ĐỌC và NGHE kinh nikaya trên điện thoại cần tải về cài đặt. Đối với người mới thâm nhập kinh điển hoặc đã tu học bên pháp môn tông phái đại thừa lâu nay nên đọc phần kinh trung bộ trước, sau đó mới đi vào phần khác :
_Ứng dụng đọc : Vào kho ứng dụng trên điện thoại gõ chữ "Kinh Phat - Tam Tang (Offline)" để tải về.
_Ứng dụng nghe : Vào kho ứng dụng trên điện thoại gõ chữ "Kinh Phat - Tam Tang (Online)" để tải về.

Trước khi đọc sách và kinh trên nên đọc lịch sử kết tập kinh điển như thế nào, ra sao. Xem tại đây
Ngoài ra, tham khảo thêm cuốn sách có tiêu đề "Phật giáo" của tác giả Trần Trọng Kim. Xem tại đây

                                                                              Chúc các bạn tu học thật tốt
Góc nhìn tôn giáo

Bất kỳ tôn giáo nào cũng rơi vào chủ nghĩa
Ảnh : Nguồn washingtonpost (AP Photo/Khin Maung Win)
cực đoan ko loại trừ phật giáo. Vì sao như vậy? vì đã nhắc đến tôn giáo thì yếu tố đầu tiên là con người. Chính con người là nhân tố quyết định đến số phận của một nhóm hay một tập thể tôn giáo ở phạm vi vùng hay quốc gia hay toàn thế giới. Kinh sách truyền lại của các giáo đồ trước đó của một tôn giáo chỉ là yếu tố phụ quyết định đến cái xấu hay cái ác của tôn giáo mà thôi. Nói có sách mách có chứng, điển hình như phật giáo được LHQ đánh giá, xếp loại hàng đầu về tôn giáo ôn hoà, hoà bình rứa mà ngay ở tại đông nam á có đất nước Miến Điện lại xuất hiện những con ngừi hay nói cách khác là các tín đồ phật giáo có chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Từ trước đến nay, truyền thông phương tây nói và viết rất nhìu về điều này như các kênh báo đài nổi tiếng thế giới như BBC, NYT, 
washingtonpost, tạp chí phật giáo hàng đầu thế giới Tricycle ( xem bài dịch tại đây),...

Lâu nay ở VN, nhiều ngườii dân vẫn có cái nhìn hiềm khích ko tốt về hồi giáo. Vì cho rằng xuất hiện cái chủ nghĩa khủng bố khắp nơi trên toàn thế giới của một nhóm người mang danh tổ chức hay một nhà nước nào đó. Thế nhưng, họ lại ko để ý, cũng ở tại Đông nam á, có một quốc gia quốc giáo hồi giáo đang ở trong tình trạng hoà bình và là một trong những quốc gia có nền dân chủ thuộc top hàng đầu trên thế giới được tổng thống Trump khen ngợi mới đây trong bài diễn văn tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Đó là quốc gia có tên Indonesia.

Sự hiện diện của tôn giáo trên thế giới được đánh giá xấu tốt qua cái nhìn của con người và nó ở dạng tương đối ở mọi góc nhìn. Tính tương đối ấy tùy thuộc chính con người "làm chủ" số phận của tôn giáo mình theo. Sự nỗ lực của mỗi tín đồ chúng ta là rất cần thiết chứ ko nên vỗ ngực xưng tên rằng tôn giáo mình là vô địch, là tốt nhất,....

 Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt - Napoleon

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017


Trả lời : đây là một câu trái với lý nhà phật. Câu này có hai nội dung sai cần đề cập như sau:

Thứ nhất, đó là câu mang hàm nghĩa cống cao ngã mạn của một cá nhân hoặc nhiều cá nhân trong một đảng phái tự vỗ ngực xưng tên khoe khoang cái ánh hào quang ở quá khứ hoặc hiện tại đã từng nào là quang vinh, nào là tổ chức ta là muôn năm..bla... bla .... Một ngừi rơi vào trạng thái tâm như thế chắc chắn sẽ có tính hơn thua, cố chấp, bảo thủ, kiêu ngạo, độc đoán với người khác; đố kỵ muốn sở hữu, muốn chiếm đoạt về phần mình từ đó dễ dẫn đến tranh chấp, sân hận khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác có gì hơn mình hoặc khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác đề nghị về quyền công bằng hay tính minh bạch nào đó gây nên thâm hụt lợi ích về mình, đảng phái của mình thì phản ứng, sân hận thậm chí trả thù thỏa đáng,....  Đạo phật dạy chúng sanh phải biết tàm, biết quý tức sống phải biết khiêm tốn, hổ thẹn trước những việc mình đã làm không tốt, trước những người khác tốt hơn mình nên chẳng có gì phải vỗ ngực xưng tên kêu ca, ca ngợi. Trong kinh “phạm võng” hệ Nikaya, Phật  đã dạy các tỳ kheo rằng không nên có thái độ vui mừng, hoan hủy, thích thú trước thái độ tán thán, ca ngợi pháp và ca ngợi tăng đoàn của người khác. Nếu các tỳ kheo làm vậy sẽ bất lợi cho thân  tâm. Đồng thời, người nói, người ca ngợi tán thán cũng gây ra hành động ko có lợi cho thân tâm và cho người đối diện nghe.  Từ lẽ đó, chúng sanh cần phải từ bỏ cái tính khí mạn ( sự kiêu căng, tự cao tự đại ), buông bỏ những gì biết rõ nó ko thuộc về mình; tôn trọng tính công bằng dân chủ,... từ đó tâm trở nên bình an,  tĩnh tâm trước mọi điều, mọi nghịch cảnh, sống an lạc, hanh phúc hơn.

 Thứ hai, đây là một câu nói chứng tỏ người nói đang rơi vào sự chấp pháp. Chấp các đối tượng bên ngoài thân tâm là thực thể trường tồn mà cụ thể ở đây là tổ chức đảng phái trường tồn, muôn năm. Theo quy luật của vũ trụ, thế giới hữu vi là sanh diệt vô thường, là tương đối. Đủ duyên điều kiện thì hình thành, hết duyên thì tan rã. Bất kỳ các sự vật hiện tượng ở thế giới hữu vi nào cũng ko thể trường tồn vĩnh cửu, mãi mãi được. Ko những đạo phật nói mà ngay cả ở thế gian, các nhà khoa học cũng đưa ra thuyết tương đối của mình. Vậy làm gì có cái chuyện đảng muôn năm, đảng tường tồn xuyên suốt mọi  thời gian được chứ ? Cũng vì sự thiếu hiểu biết về quy luật tự nhiên, sai lầm chấp pháp, chấp vào đối tượng là vĩnh cửu nên sự ham muốn (dục tham) sở hữu, chiếm đoạt đối tượng làm của riêng. Và cho rằng, những gì thuộc về đảng phái trước đây là vĩnh cửu, là mãi mãi mãi. Do vậy, họ  trở nên dễ hiềm khích, phản ứng, đối kháng  thậm chí gây ra xung đột bằng bạo lực trước các tác nhân khác bên trong và ngoài tác động.

Tóm lại :  Một người thực tập con đường do đức Phật chỉ dạy, hiểu biết giáo pháp thì ko nên khổ vũ cho hành động người khác hoặc tự tung hô như vậy. Đồng thời, phải giúp chúng sanh khác hiểu biết rõ mọi điều hầu phòng tránh được những phiền não, khổ đau xảy ra ko đáng có.

Quan điểm của đạo phật có dẫn dắt chúng sanh rơi vào độc tài, độc đoán không ?
------------

Đức Phật dạy rằng, mỗi chúng sanh phải thực tập để hiểu biết, liễu tri về vô ngã đồng nghĩa với sự hiểu biết rõ về thế giới vụ trụ, nhân sanh, nhìn mọi sự vật hiện tượng như chúng đang là. Do thiếu sự hiểu biết ấy, ko biết về thế giới hữu vi là duyên sanh, đủ duyên điều kiện hợp lại hết duyên tan rã nên chấp thật (chấp đối tượng bên trong lẫn bên ngoài thân tâm). Vì chấp thật nên ham muốn, ái luyến, muốn chiếm đoạt, muốn nó làm sở hữu của riêng mình mãi mãi. Không biết những điều ấy là huyễn hoặc, là vô thường sanh diệt nên chúng sanh rơi vào sân si, hận thù, phiền não, khổ đau mỗi khi bị cản trở hoặc bị đối tượng phản ứng.... Như vậy, sự độc tài, độc đoán muốn chiếm đoạt làm sở hữu riêng cho mình là không nên, ko có trong hành động và ý nghĩ đối với sự hiểu biết của người tu theo đạo phật. 

Như tui đã nói rất nhiều lần trong nhiều bài viết post lên đây trước đó, đức Phật là người giác hạnh viên mãn tức vừa tự tu tập để giác ngộ cho mình (tự giác) sau đó giúp chúng sanh khác tự thực hành giác ngộ theo ( giác tha). Cho nên, mỗi người sau khi đã thấu hiểu về những gì tui nói trên thì cũng nên truyền đạt lại cho ngừi khác biết thực tập để hiểu biết về thế giới ( trong và ngoài thân tâm) vô ngã là như thế nào. Và cách tối thiểu nhất, chúng ta nên nói cho người khác biết những gì chúng ta đã biết từ trải nghiệm đạo phật hầu giúp chúng sanh từ bỏ quan điểm độc tài, độc đoán trong thân tâm, rộng ra bên ngoài là trong nhóm hội, trong nhóm nhân sự doanh nghiệp, trong gia đình, giữa bạn bè ứng xử với nhau,...và đặc biệt là sự độc tài, độc đảng cai trị đất nước rất nguy hiểm. Vì sao như vậy? vì nó rất dễ phát sanh ra sự tranh chấp, sự hận thù, sự thù hằn, sự bắt bế bỏ tù ngừi khác quan điểm độc đoán với mình, chia rẽ dân tộc thậm chí là chiến tranh nội chiến nhồi da xáo thịt tan thương. Tất cả là những khổ đau của chúng sanh cũng vì thiếu hiểu biết cần phải chất dứt!





Trả lời : Có câu "phật pháp không lìa thế gian pháp". Ở đây, không lìa thế gian pháp là việc tu học của chúng ta từ trong đời sống thế gian mà ra. Do luân hồi, sống đời sống kiếp con người, còn mang thân ngũ uẩn, còn chi phối bởi nghiệp quả nên chúng ta còn hiện hữu ở thế gian. Vì vậy, mỗi người cần tu tập tại thế gian để giải thoát. Việc tu học tức là áp dụng con đường chân lý của đức Phật đã chỉ dạy chứ không phải áp dụng các lý luận của thế gian trong việc tu học tâm linh. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng dụng phương tiện thế gian để tu học gọi là không lìa thế gian. Mục đích sử dụng phương tiện thế gian thông qua các ví dụ, ẩn dụ,..bằng phương thức thiện xảo hay phương thức nào đó là nhằm để giảng giải về chơn lý. Giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa chơn lý sau đó dụng nó, trải nghiệm trong tu tập chứ ko phải dụng lý thế gian vào tu tập.  

Quay lại câu “học, học nữa học mãi” của Lê-nin. Có người nói “Học, học nữa học mãi” là cái gì chưa biết đến cần phải học, phải tu. Đây là lời khẳng định sai. Bởi vì “học , học nữa học mãi” chỉ là cái lý trong sự tương đối. Có nghĩa nó không thể nào đi đến một cái kết dứt điểm của sự học, sự hành, sự thành trong tu học. Sự học theo nghĩa của câu ấy xảy ra là mãi mãi trong tương đối, ko có điểm dừng. Phật đã chỉ ra con đường tu học rất rõ ràng rằng sự học, sự hành đều có thể cho ta kết quả sự thành là giác ngộ, giải thoát, niết bàn. Và kết quả ấy cũng là cái đích chấm dứt cuối cùng của việc học, việc hành tức là kết quả NIẾT BÀN ko còn đau khổ nữa.

Kết luận: câu nói “học, học nữa học mãi” không thể nào đúng trong việc tu học tâm linh, không thể áp dụng được nó như một chân lý tuyệt đối được. Nó không đúng với những gì mà đức Phật đã chỉ dạy con đường.

Ghi chú : Bài viết này dựa trên nội dung bài viết của nick fb Diệu An để phản luận.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM