Nhiều người thích tụng kinh. Có người cho việc trì tụng kinh điển là có phước báu hoặc mở mang được trí tuệ. Vậy tụng kinh có thật sự như vậy ko ? Trả lời : không hoặc có.
Không là khi nào ?
Khi người trì tụng bài kinh ko hiểu nội dung bài kinh đó muốn nói điều gì. Hoặc người tụng kinh có khao khát, ước muốn lợi ích cho mình có phước báu nào đó trong khi tụng. Sự khao khát, ước muốn đấy chính là tham. Tham là căn rễ, cấu ố của tâm nên trái ngược với việc tu tập tâm. Việc trì tụng kinh điển nhằm cho mục đích hiểu biết, dứt lòng tham chứ ko để rơi vào tình trạng tham.
Đối với người sơ cơ, người mới tìm hiểu giáo pháp hoặc có căn cơ yếu, việc trì tụng dễ dẫn đến chẳng có lợi ích gì mà trái lại hại cho bản thân khi ai đó dụ dỗ dẫn đến tin sâu vào niềm tin mê tín trong việc trì tụng. Bởi cũng vì cái lý do việc tụng ko hiểu, ko liễu nghĩa nhiều. Chúng ta có thể diễn giải theo trình tự nhân quả bất lợi như sau: Từ ko biết, ko hiểu nghĩa kinh dẫn đến ko hành, ko tư duy suy nghiệm. Từ ko hành, ko tư duy suy nghiệm dẫn đến ko có chứng đắc, ko có trí tuệ. Từ ko tuệ dẫn đến tin sâu, sanh tâm mê tín. Từ mê tín dẫn đến hại mình, hại luôn người khác do sự truyền bá ý nghĩ như vậy. Với những hạng người này tốt nhất cần tiếp cận người trí hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Họ ko nên tụng kinh liền, chỉ nên chú tâm vào vừa đọc kinh từ từ, vừa nghiền ngẫm suy tư lời kinh. Đoạn nào khó hiểu thì ghi chú, đánh dấu lại, sau đó hỏi các người trí giải thích rồi viết lên giấy note ghi chú lại để lần sau đọc lần nữa rồi nghiền ngẫm, tư duy đến khi thuần thục thì chuyển qua trì tụng.
Có là khi nào ?
khi người trì tụng đọc tụng lên liền thấu hiểu nghĩa. Đọc một đoạn kinh mà biết rõ, tư duy được lời kinh Phật dạy, rồi đem lời đó áp dụng vào thực tiễn. Chúng ta có thể diễn giải theo chiều nhân quả có lợi sau đây : Từ việc tụng đi đến hành sanh tuệ. Từ có tuệ mà trì tụng tiếp, cứ thế sẽ tác ý ăn sâu vào tiềm thức. Và nó hình thành kiểu dạng vòng tròn sanh trưởng tuệ liên tục theo quá trình : nhân ( trì tụng) => thực hành => quả (tuệ) => nhân (trì tụng) => thực hành => quả (tuệ)... đến khi thuần thục pháp có cả ba mặt là văn - tư - tu tròn đầy.
Kết luận
Dù dụng bất kỳ hình thức nào trì tụng hay đọc kinh điển đều phải đảm bảo hiểu nghĩa của kinh, tránh đi kiểu đọc, tụng vẹt ko hiểu gì hầu tránh được sự mê tín trái với đường lối Phật đà. Giữa hai hình thức tụng hoặc đọc kinh ko có gì khác biệt nếu biết dụng đúng cách và cho kết quả như nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét