Tui có viết một số các status trên group phản bác các quan điểm của người cộng sãn đương thời như tiêu đề "Đạo phật có dẫn dắt chúng sanh rơi vào độc tài, độc đoán ko?" hoặc đánh giá với cái gọi là "đảng cộng sãn quang vinh, muôn năm" hoặc phản bác cách ứng dụng câu "học, học nữa học mãi" của Lê nin vào trong tu tập tâm linh và nhiều bài viết khác nữa. Một số bài viết này đã được đưa vào blog này (xem các bài viết).
Nhiều người khi đọc xong các bài viết của tui liền chụp mũ nào là lợi dụng hay bảo tui ko nên nói nhiều điều vô ích này hoặc hù doạ đủ thứ..bla...bla....Họ đâu biết rằng những lời tui viết ra không phải chỉ có mình tui bây chừ mới sử dụng cách luận này, mà nó tồn tại từ xa xưa trải qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử phật giáo. Đây là cách thức lập luận thường hay sử dụng của các thầy tổ, các cư sĩ tại gia như các luận sư nổi tiếng, cư sĩ tại Ấn độ, TQ,... và tất nhiên trong đó có cả VN nữa. Cách lập luận ở đây là PHÁ LẬP.
"Phá lập" nghĩa là gì ? phá tức là phá bỏ, bác bỏ những quan điểm, những học thuyết, tư tưởng sai lầm. Ví dụ: quan điểm tổ chức đảng phái trường tồn mãi mãi của ngừi cộng sản qua câu "đảng cs quanh vinh, muôn năm". Người luận đạo phật sẽ dựa trên chân lý để phản bác, bác bỏ những quan điểm sai lầm trên làm khổ chúng sanh nhằm mục đích nhấn mạnh, xác lập những nguyên lý trong đạo phật.
Ở tại VN và TQ, có những thời kỳ trong lịch sử, quan điểm lão, nho hay khổng giáo phát triển cực mạnh. Phật giáo bị giới vua quan hoặc giới trọng nho, lão, khổng khác xem thường, chèn ép, hoặc xâm thực vào quan điểm phật giáo làm biến dạng. Chính vì vậy mà có nhiều cư sĩ, tu sĩ viết các sách luận với phương thức phá lập trên để phản bác lại phong trào đó. Hoặc có những luận sư nổi danh trong lịch sử phật giáo như bên Ấn, bên TQ, khi muốn lập ra một tông phái bèn sử dụng cách phá lập để phá bỏ quan điểm sai lầm đương thời như chủ nghĩa duy vật, duy tâm, duy thần,....nhằm làm sáng tỏ những lý trong đạo phật. Riêng cách viết của tui, do nó chỉ là những status cực ngắn, chỉ vài dòng nên nội dung luận phản bác một phần nhỏ cần đề cập mà thôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét