"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017


Có một người bảo, muốn thế giới, đất nước tốt đẹp như ko còn độc tài độc đoán, hạn chế tham nhũng thì mỗi người phải thu nhíp chính mình tức quay vào bên trong rèn luyện, tu tập tâm trở nên tốt hơn thì đất nước, thế giới sẽ thay đổi theo ý mình. Đại khái ý là như vậy.

Phản luận : Với cách suy xét như thế, trên phương diện thay đổi, tất nhiên có sự thay đổi nhưng thay đổi ấy chỉ diễn ra với người có hiểu biết như vậy mà thôi. Còn thế giới, quốc gia  đầy rẫy những người vô minh, thiếu hiểu biết thì làm sao mà họ nghĩ được việc này chứ ? Cho nên, chỉ có cách thực tập tâm mình để cho nâng cao trí tuệ, nâng cao sự thấu suốt vấn đề, sau đó hướng dẫn lại chúng sanh khác biết cách thực hành thì may ra thế giới, đất nước mới thay đổi lớn được (mọi sự vật hiện tượng ở thế giới hữu vi đều diễn ra tương đối). Dụng cách vậy mới đúng với cách phật Gotama đã từng làm, có nghĩa giác ngộ cho mình sau đó hướng dẫn, giúp ngừi khác tự giác ngộ theo hay còn gọi là giác hạnh viên mãn. Thử đối chiếu cách làm trên so với tính quy luật vận hành xem sao ? Tất nhiên nó rất đúng với quy luật nhân quả. Bởi vì các yếu tố nhân duyên tương tác, tương thuộc, tương trợ lẫn nhau ở đây là con người cùng phát triển, cùng hỗ trợ nhau hướng đến lợi ích, tạo ra một kết quả hạnh phúc, không khổ đau mang tính tích cực, như ý muốn. Điều này cũng phù hợp với quy luật "Cái này có thì cái kia có; Cái này sinh thì cái kia sinh; Cái này không có thì cái kia không có. Cái này diệt thì cái kia diệt." ( quy luật duyên sanh, duyên khởi), có nghĩa, vì chúng ta tương trợ giúp chúng sanh khác hiểu biết nên chúng sanh khác có được sự thực tập như vậy, ra kết quả như vậy. Và ở người giúp không diễn ra sự ác, sự độc đoán, sự tham lam tham nhũng,...thì người được giúp sẽ không xuất hiện điều này vì yếu tố tâm thiện, tâm hiểu biết sáng suốt có mặt ở mỗi người.

Với cách suy luận của người nói đầu đề trên mang tính ích kỷ cho bản thân hơn là vì mình, vì lợi ích chúng sanh khác. Tại sao như vậy? vì với ý nghĩ như vậy dễ dẫn đến mầm họa cho nhân loại, bởi người hiểu biết không đoái hoài gì đến chúng sanh khác, cứ để mặc cho chúng sanh  thiếu hiểu biết có các hành động sai quấy, tàn ác, làm khổ đau cho nhân loại. Một ví dụ cụ thể, theo các nhà nghiên cứu sử học, các học giả, việc phật giáo tại Ấn Độ suy vong gần như ko còn nữa trong quá khứ cũng bởi một phần do các tu sĩ chỉ chú tâm vào bản thân mình, chỉ lo tu tập thân tâm ngoài ra ko có tương tác nhiều với bên ngoài XH, ko có giúp chúng sanh khác bằng việc độ họ giác ngộ nên dẫn đến đạo phật ngày càng suy giảm, mất tích. Điều này chứng tỏ, quan điểm của người này rất bất lợi cho con người nói chung.

Như vậy, Khi chúng ta hiểu biết được những quy luật vận hành của vũ trụ, nhân sinh thì việc áp dụng thuận theo quy luật mang yếu tố tích cực chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi và có kết quả viên mãn như ý muốn. Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp mang tính không tích cực, trái chiều thì rất bất lợi, có khi mang mầm hậu hoạ khổ đau cho chúng sanh như tham ô diễn ra tràn lan, độc tài độc đoán sanh ra đầy rẫy tội ác,....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM