Trả lời : Có câu "phật pháp không lìa thế gian pháp". Ở đây, không lìa thế gian pháp là việc tu học của chúng ta từ trong đời sống thế gian mà ra. Do luân hồi, sống đời sống kiếp con người, còn mang thân ngũ uẩn, còn chi phối bởi nghiệp quả nên chúng ta còn hiện hữu ở thế gian. Vì vậy, mỗi người cần tu tập tại thế gian để giải thoát. Việc tu học tức là áp dụng con đường chân lý của đức Phật đã chỉ dạy chứ không phải áp dụng các lý luận của thế gian trong việc tu học tâm linh. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng dụng phương tiện thế gian để tu học gọi là không lìa thế gian. Mục đích sử dụng phương tiện thế gian thông qua các ví dụ, ẩn dụ,..bằng phương thức thiện xảo hay phương thức nào đó là nhằm để giảng giải về chơn lý. Giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa chơn lý sau đó dụng nó, trải nghiệm trong tu tập chứ ko phải dụng lý thế gian vào tu tập.
Quay lại câu “học, học nữa học mãi” của Lê-nin. Có người nói “Học, học nữa học mãi” là cái gì chưa biết đến cần phải học, phải tu. Đây là lời khẳng định sai. Bởi vì “học , học nữa học mãi” chỉ là cái lý trong sự tương đối. Có nghĩa nó không thể nào đi đến một cái kết dứt điểm của sự học, sự hành, sự thành trong tu học. Sự học theo nghĩa của câu ấy xảy ra là mãi mãi trong tương đối, ko có điểm dừng. Phật đã chỉ ra con đường tu học rất rõ ràng rằng sự học, sự hành đều có thể cho ta kết quả sự thành là giác ngộ, giải thoát, niết bàn. Và kết quả ấy cũng là cái đích chấm dứt cuối cùng của việc học, việc hành tức là kết quả NIẾT BÀN ko còn đau khổ nữa.
Quay lại câu “học, học nữa học mãi” của Lê-nin. Có người nói “Học, học nữa học mãi” là cái gì chưa biết đến cần phải học, phải tu. Đây là lời khẳng định sai. Bởi vì “học , học nữa học mãi” chỉ là cái lý trong sự tương đối. Có nghĩa nó không thể nào đi đến một cái kết dứt điểm của sự học, sự hành, sự thành trong tu học. Sự học theo nghĩa của câu ấy xảy ra là mãi mãi trong tương đối, ko có điểm dừng. Phật đã chỉ ra con đường tu học rất rõ ràng rằng sự học, sự hành đều có thể cho ta kết quả sự thành là giác ngộ, giải thoát, niết bàn. Và kết quả ấy cũng là cái đích chấm dứt cuối cùng của việc học, việc hành tức là kết quả NIẾT BÀN ko còn đau khổ nữa.
Kết luận: câu nói “học, học nữa học mãi” không thể nào đúng trong việc tu học tâm linh, không thể áp dụng được nó như một chân lý tuyệt đối được. Nó không đúng với những gì mà đức Phật đã chỉ dạy con đường.
Ghi chú : Bài viết này dựa trên nội dung bài viết của nick fb Diệu An để phản luận.
Ghi chú : Bài viết này dựa trên nội dung bài viết của nick fb Diệu An để phản luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét