"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017


Chính trị hóa phật giáo

Lịch sử phật giáo VN từ khi mới du nhập vào VN đến nay có những thời điểm phát triển mạnh hoặc thăng trầm suy giảm trong nhiều giai đoạn khác nhau. Yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển hay suy giảm phụ thuộc rất nhìu vào chế độ chánh trị ở từng giai đoạn đó tức phụ thuộc rất lớn vào cái nhìn của con ngừi hay một nhóm ngừi cai trị của chế độ tại thời điểm. Có những giai đoạn, thời điểm chế độ trọ
ng nho, trọng lão giáo bài phật giáo diễn ra mạnh làm phật giáo suy yếu nhưng có những giai đoạn nhờ sự sùng tín của các bậc đế vương giúp cho phật giáo phát triển cực mạnh.

Nếu nhìn phật giáo vào những giai đoạn gần đây từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến nay, có thể thấy rằng muốn phát triển một nền phật giáo mang tính bền vững tương đối, tránh sự tác động mạnh bởi yếu tố chánh trị thì phật giáo VN nên đi theo con đường trung đạo. Trung đạo ở đây nghĩa là gì ? là các thành viên tu sĩ tăng ni trong tất cả các giáo đoàn, hội đoàn phật giáo trong phạm vi quốc gia ko nên nghiêng bên này hay ngả bên kia tức là ko nên chạy theo, ko nên gia nhập thể chể hay tổ chức đảng chính trị này hay đảng phái chính trị kia (tâm ko phân biệt, ko có sự đối đãi nhị biên). Các tu sĩ nên lấy giáo pháp làm thầy hầu tu tập, lấy yếu tố phục sự nhân sinh làm yếu tố cốt lỗi tức truyền bá chánh pháp để giúp chúng sanh thoát khổ mà thôi. Có như vậy mới được sự tin tưởng, ngưỡng mộ của đa số chúng sanh. Vì có niềm tin nên chúng sanh mới quy y phật , pháp, tăng. Vì quy y phật, pháp, tăng nên mới tăng trưởng về số lượng tín đồ. Và từ đó làm nền tảng, tiền để nhân rộng ra phát triển phật giáo VN. 

Cái gốc của sự phát triển phật giáo là từ con người và nó bắt nguồn từ niềm tin trước tiên cái đã. Cái gốc của sự suy thoái nền phật giáo cũng từ con ngừi và nó bắt nguồn từ mất niềm tin trước tiên cái đã, sự chia rẽ giữa dân chúng mà yếu tố chính làm chủ số phận phật giáo là do tâm phân biệt từ con chim đầu đàn tức là tu sĩ do nghiêng bên này, ngả bên kia chạy theo tổ chức đảng phái chính trị dẫn đến sự đối lập với tổ chức đảng phái khác làm dân chúng nghi kỵ, ghét bỏ ko tin theo phật giáo nữa. 

Hiện nay, phật giáo VN trên danh nghĩa là dần phát triển cả về số lượng ngừi và cơ sở vật chất, nhưng, có thể dự đoán dựa vào tình hình trước mắt diễn ra là có khả năng trong tương lai, thời điểm nào đó sẽ dần đi đến suy vong. Nhà phật có câu: bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả, khi chúng ta biết được cái lẽ nhân quả và có trí tuệ sáng suốt để thấy rõ nhân dẫn đến quả trong tương lai thì tốt nhất nên từ bỏ gieo nhân xấu; phòng ngừa, phòng hộ cái sẽ dễ mắc phải nhân xấu về sau. Tìm cách gieo nhân tốt để chuyển nghiệp ko tạo quả xấu trong tương lai. Cũng vậy, phật giáo VN cụ thể là giáo hội phật giáo VN hiện nay là một thành viên của tổ chức Mặt trận tổ quốc VN. Tổ chức mặt trận tổ quốc VN là một tổ chức chính trị chứ ko phải là tổ chức phi chính trị, phi chính phủ. Tổ chức này lấy kim chỉ nam học thuyết Marx lênin chỉ đường để góp phần vào xây dựng CNXH không tưởng ( vì thực tế chưa có quốc gia nào đạt được). Cho nên, có thể nói, Giáo hội phật giáo VN hiện nay đang tham gia vào tổ chức chính trị hoặc gọi theo ngôn ngữ dân gian là "Giáo hội quốc doanh".

Khi xưa, đức Cồ Đàm đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ ngôi vị chính trị mà xuất gia tìm đến bờ giải thoát sau đó đi khắp nơi ở Ấn Độ giáo hoá chúng sanh tự cứu đời, thoát khổ. Vậy thì tại sao đời sau các vị được gọi với danh nghĩa là những samon, đệ tử của Ngài lại ko thể thực hiện, tiếp bước đúng như con đường đi của Thích Ca đã đi chứ ???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM