"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN ÁC HAY THIỆN ?


Thế gian nói gì ? 

Từ xưa đến nay luôn có hai trường phái của người thế gian, một bên cho rằng “nhân chi sơ tính bổn ác”, còn một bên cho rằng “nhân chi sơ tính bổn thiện”. 

“Nhân chi sơ tính bổn ác” tức là con ngừi vốn ban đầu mới sanh ra đã mang bản tính ác sẵn có. Đại diện cho trường phái này là các triết gia như Thomas Hobbes, Friedrich Nietzche,…hay nhà nho, nhà tư tưởng Tuân Tử của Trung Hoa hoặc các nhà kinh tế học thường chấp nhận và dựa vào quan điểm trên đưa ra các học thuyết kinh tế tiêu biểu như nhà kinh tế học Adam Smith,….

“Nhân chi sơ tính bổn thiện” tức là con người từ lúc mới sanh ra cái tánh vốn đã lành nhưng do quá trình sống, tiếp xúc với môi trường XH nên đã làm họ thay đổi, trở nên xấu xa đi. Trong Tam tự kinh của Trung Hoa có câu : 
“Nhân chi sơ; Tính bản thiện.
Tính tương cận; Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên”
Đại diện cho trường phái quan điểm này là các triết gia như Platon và Jean Jacques Rousseau của phương tây hay Mạnh Tử và Khổng Tử của phương đông - Trung Hoa,…

Đạo phật nói gì ?

Dựa trên quan điểm luân hồi, 12 nhân duyên mà xét thì con người do vốn dĩ vô minh nên trôi lăn, luân hồi đến kiếp hiện tại. Vô minh này ko xác định rõ được nguồn điểm khởi đầu như thế nào. Vô minh được thể hiện qua các hành từ lúc đứa bé mới sinh ra gồm thân, khẩu, ý có đặc tính hiển lộ dạng vi tế hoặc thô như tham, sân. Ví dụ: một đứa trẻ sơ sinh có hành động vô minh như tham hoặc sân nhăn mặt hay khóc nếu cản trở ko cho bé bú sữa mẹ. Nhiều người lại nói đứa bé mới sinh ra không biết gì mà sao có tham và sân. Chúng chỉ là phản xạ tự nhiên thôi? Cũng ví như loài chó hoang, do hàng triệu năm được con người bắt về nuôi thuần dưỡng, loài chó hoang ấy sẽ thay đổi dần tập tính loài, tức cái bản năng hoang sơ của loài dần biến mất. Đến khi chó con được chó mẹ đã  thuần dưỡng rồi sinh ra đã có tánh ngoan ngoãn hơn sự thú tính của loài chó con hoang trước đó. Cũng vậy, ở loài người do ko biết rõ nguồn gốc vô minh bắt đầu từ đâu và con người trải qua nhiều kiếp  sống nên huân tập những cử chỉ hành động, của tham, sân, si qua hàng triệu năm đến kiếp này mới sinh ra thì hiển lộ sự huân tập ấy ngay từ lúc ban đầu. Mà sự tham, sân là biểu hiện cái ác con người. Cho nên, đặc tính con người là ác sẵn có. Tuy nhiên, mặc dù tính vô minh sẵn có ở một đứa bé mới sinh ko có nghĩa là mọi cử chỉ hành động của nó đều thể hiện đặc tính ác toàn bộ mà nó luôn đi liền cả hai khía cạnh hành động đó là thiện và bất thiện. Điều phân tích trên cho thấy nó hơi nghiêng gần sát theo luận điểm "nhân chi sơ tính bổn ác" nhưng nhìn nhận kỹ  vẫn chưa đúng lắm.

Riêng trường phái đại thừa có thêm quan điểm phật tánh sẵn có của con người. Phật tánh là tánh sáng suốt thường hằng ko sanh diệt. Điều này cũng có nghĩa cơ bản một đứa trẻ lúc sinh ra đã có bản tính thiện lành rồi. Do thời gian, phật tánh bị che lấp bởi vô minh nên ko hiển lộ ra. Và quá trình này cũng chẳng biết cái điểm khởi đầu từ đâu, lúc nào mà có. Nếu nhìn nhận khía cạch phật tánh thì nó lại gần khớp với quan điểm thứ hai là “nhân chi sơ tính bổn thiện”.
Nói tóm lại, dựa vào sự phân tích trên thì đạo phật sẽ ko đi chuyên biệt theo một trường phái nào cả mà chỉ nghiêng về khía cạnh nào đó ở từng luận điểm tiêu đề trên của mỗi trường phái đại thừa hay nguyên thủy mà thôi. 

Ảnh : triết gia cổ đại Platon sống gần thời đức Phật năm 427-347 TCN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM