"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Phản luận ý nghĩ về một cuộc cách mạng của một vị sư ---------------------------- Sư T.N.T nói : "Cách mạng quan trọng nhất là nỗ lực giải phóng con người khỏi ách nô lệ vào thần quyền, cũng như tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Đây mới đích thực là cuộc cách mạng chân chính mang lại hạnh phúc và tự do cho con người."
Phản luận: Thế giới có nhiều tôn giáo trong đó có tôn giáo đa thần và nhất thần. Tui được biết, có những tôn giáo mặc dù trong đó có niềm tin mang tính ảo tưởng hoặc không xác thực nào đó nhưng không có nghĩa xấu hết mà bên cạnh đó, có những quan điểm cực kỳ tiến bộ mà ngay cả phật giáo, rất rất nhiều những con người đang tu tập ko thể có được, làm được như vậy. Như bên kito giáo, là một tôn giáo nhất thần, họ có quan điểm như từ bi, bác ái và đặc biệt là quan điểm tiến bộ như tinh thần dân chủ, hoà bình. Những điều này tôn giáo họ thực hiện phải công nhận là khá tốt hiện nay. Quan điểm trên là quan điểm phổ quát nhất trên thế giới, được Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, đề cao. Trong quá khứ, có những con người của tôn giáo nào đó làm sai, tàn ác ko có nghĩa là tôn giáo đó ngày nay xấu như vậy. Bởi tính quy luật vô thường, tất nhiên sẽ có sự thay đổi. Vậy tại sao chúng ta phải đi bác bỏ cái quan điểm tiến bộ trên, chỉ soi vào cái ko hoàn thiện của con người khác ở quá khứ và nhược điểm hiện tại của tôn giáo rồi nhấn chìm toàn bộ nó bằng cuộc cách mạng giải phóng tôn giáo thần quyền chứ ?
Thế giới này là hữu tương, là tương đối, đừng cố mà đi tìm cái tuyệt đối cho mình để rồi dẫn đến sự thất vọng khổ đau. Cũng vậy, tất cả các tôn giáo cùng sinh sống, biết cách tạo ra hoà bình trên trái đất này. Điều đó tùy thuộc rất lớn vào xử sự của con ngừi như thế nào. Và mỗi người đều có quyền lựa chọn tôn giáo của mình tùy vào quyền quyết định sao cho phù hợp - khế cơ của họ. Không ai có thể ép một ai đó phải chọn tôn giáo này, tôn giáo kia, rồi quay qua châm chọc, rồi bát kích tôn giáo nọ. Trong kinh điển, Đức Phật không làm cách như vậy, ai thích đến thì tùy duyên đến chứ không cưỡng ép, ép buộc hoặc nếu có thảo luận với tôn giáo khác chỉ thông qua đối thoại bằng luận điểm nhằm làm sáng tỏ cho đối phương mà thôi.
Trong kinh tế, nếu có hai phương án, ngừi lựa chỉ chọn được một thì nên chọn phương án nào mà xét thấy tối ưu nhất cho mình. Khi đó, bản thân người lựa chọn sẽ mất quyền lợi bởi phương án thứ hai vì có nhân tố tích cực mà phương án một ko có. Như vậy, sự tương đối trong quyền lựa chọn được thể hiện chứ ko bao giờ có cái tuyệt đối tất cả. Và quyền lựa chọn chính là cái tuyệt đối được thể hiện cụ thể bởi tương đối. Cho nên, cuộc sống vốn dĩ tương đối và mượn cái tương đối làm phương tiện để nhìn nhận, đi đến cái tuyệt đối. Trong tôn giáo cũng vậy, việc phù hợp - khế cơ để lựa chọn cho mình tôn giáo hầu tu tập là cái tuyệt đối thể hiện qua cái tương đối. Trong rất nhiều bài giảng pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 cũng đã từng nói nội dung đại khái như vậy. Tu tập là sự trải nghiệm ở thời gian dài, có thể ở kiếp này, hoặc kiếp sau sau nữa tùy vào mỗi ngừi. Hôm nay bạn tự do đặt niềm tin vào tôn giáo này, bạn trải nghiệm ở tôn giáo đó có tính ưu nhược khác nhau cũng có nghĩa nghiệp tốt xấu khác nhau. Rồi biết đâu, ở kiếp sau, kiếp sau nữa bạn có duyên đến với đạo phật thì sự huân tập tích lũy trong trải nghiệm kiếp trước đó làm nhân điều kiện để đi đến sự nắm bắt giải thoát ở kiếp hiện tại. Ở thời đức Phật cũng vậy, có những vị tu tập khác tôn giáo nhưng họ có mầm giác ngộ sẵn ( nhân duyên điều kiện do tích lũy nhìu kiếp và kể cả việc tu kiếp hiện tại ở tôn giáo ko phải đạo phật) nên chỉ cần nghe đức Phật giảng một bài pháp xong giác ngộ, giải thoát liền. Nói vậy để thấy rằng, việc tu tập ở nhìu tôn giáo khác nhau ko phải tôn giáo nào cũng bất lợi để đi đến giác ngộ, giải thoát. Tui có bạn thân bên Kito giáo, cực kỳ mộ đạo. Bạn ấy nhìn rất hiền từ. Mỗi khi tiếp xúc bạn ấy, tui quán sát thấy thánh thiện luôn hiện ra ở mỗi hành vi, cử chỉ. Tui đoán, người này có nhân giác ngộ rất nhanh nếu tu theo đạo phật. Vậy người ta ko tu theo đạo phật mà sao có thánh thiện như vậy được hè ?
Túm lại, phải nhìn mọi sự vật hiện tượng dưới góc độ khách quan, góc độ chân lý chứ đừng cố ép để mang tính sở hữu, của riêng, có lợi cho mình hoặc cho ai đó, tổ chức hay đảng phái,...lúc đó, sẽ rơi vào sự chấp ngã. Khi nhìn nhận nhằm lợi mình lợi ích cho chúng sanh đều bắt nguồn từ cái nhìn như là, tức cái nhìn dưới góc độ chân lý. Nếu tui nói câu nói trên thì sẽ nói một phần như thế này: "cách mạng quan trọng nhất hiện nay là giải phóng ách gông cùm dưới sự cai trị độc tài, độc đoán, phi nhân, đàn áp, bốc lột nhân dân, làm khổ đau nhân dân. Vì sự độc tài chính là điều kiện, trưởng dưỡng để phát triển lòng tham, sân, si."
Chú ý : bài viết chỉ mang tính góp ý, thảo luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM