"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017


Trả lời : đây là một câu trái với lý nhà phật. Câu này có hai nội dung sai cần đề cập như sau:

Thứ nhất, đó là câu mang hàm nghĩa cống cao ngã mạn của một cá nhân hoặc nhiều cá nhân trong một đảng phái tự vỗ ngực xưng tên khoe khoang cái ánh hào quang ở quá khứ hoặc hiện tại đã từng nào là quang vinh, nào là tổ chức ta là muôn năm..bla... bla .... Một ngừi rơi vào trạng thái tâm như thế chắc chắn sẽ có tính hơn thua, cố chấp, bảo thủ, kiêu ngạo, độc đoán với người khác; đố kỵ muốn sở hữu, muốn chiếm đoạt về phần mình từ đó dễ dẫn đến tranh chấp, sân hận khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác có gì hơn mình hoặc khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác đề nghị về quyền công bằng hay tính minh bạch nào đó gây nên thâm hụt lợi ích về mình, đảng phái của mình thì phản ứng, sân hận thậm chí trả thù thỏa đáng,....  Đạo phật dạy chúng sanh phải biết tàm, biết quý tức sống phải biết khiêm tốn, hổ thẹn trước những việc mình đã làm không tốt, trước những người khác tốt hơn mình nên chẳng có gì phải vỗ ngực xưng tên kêu ca, ca ngợi. Trong kinh “phạm võng” hệ Nikaya, Phật  đã dạy các tỳ kheo rằng không nên có thái độ vui mừng, hoan hủy, thích thú trước thái độ tán thán, ca ngợi pháp và ca ngợi tăng đoàn của người khác. Nếu các tỳ kheo làm vậy sẽ bất lợi cho thân  tâm. Đồng thời, người nói, người ca ngợi tán thán cũng gây ra hành động ko có lợi cho thân tâm và cho người đối diện nghe.  Từ lẽ đó, chúng sanh cần phải từ bỏ cái tính khí mạn ( sự kiêu căng, tự cao tự đại ), buông bỏ những gì biết rõ nó ko thuộc về mình; tôn trọng tính công bằng dân chủ,... từ đó tâm trở nên bình an,  tĩnh tâm trước mọi điều, mọi nghịch cảnh, sống an lạc, hanh phúc hơn.

 Thứ hai, đây là một câu nói chứng tỏ người nói đang rơi vào sự chấp pháp. Chấp các đối tượng bên ngoài thân tâm là thực thể trường tồn mà cụ thể ở đây là tổ chức đảng phái trường tồn, muôn năm. Theo quy luật của vũ trụ, thế giới hữu vi là sanh diệt vô thường, là tương đối. Đủ duyên điều kiện thì hình thành, hết duyên thì tan rã. Bất kỳ các sự vật hiện tượng ở thế giới hữu vi nào cũng ko thể trường tồn vĩnh cửu, mãi mãi được. Ko những đạo phật nói mà ngay cả ở thế gian, các nhà khoa học cũng đưa ra thuyết tương đối của mình. Vậy làm gì có cái chuyện đảng muôn năm, đảng tường tồn xuyên suốt mọi  thời gian được chứ ? Cũng vì sự thiếu hiểu biết về quy luật tự nhiên, sai lầm chấp pháp, chấp vào đối tượng là vĩnh cửu nên sự ham muốn (dục tham) sở hữu, chiếm đoạt đối tượng làm của riêng. Và cho rằng, những gì thuộc về đảng phái trước đây là vĩnh cửu, là mãi mãi mãi. Do vậy, họ  trở nên dễ hiềm khích, phản ứng, đối kháng  thậm chí gây ra xung đột bằng bạo lực trước các tác nhân khác bên trong và ngoài tác động.

Tóm lại :  Một người thực tập con đường do đức Phật chỉ dạy, hiểu biết giáo pháp thì ko nên khổ vũ cho hành động người khác hoặc tự tung hô như vậy. Đồng thời, phải giúp chúng sanh khác hiểu biết rõ mọi điều hầu phòng tránh được những phiền não, khổ đau xảy ra ko đáng có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM