Hướng tu tập
Thiền Giả Thiện Ngôn nói : tu mà muốn tìm chân nhân để chỉ đường tu cho khỏi bị lỗi lầm, đó khác nào há miệng chờ trái sung rớt vào miệng. Tu là phải kinh qua tất cả sự đau khổ, nếm trải tủi nhục, rồi lao xuống bùn sâu hố thẳm,....để từ đó mới biết thu hẹp bản ngã, mới lột xác trưởng thành. Qua nhiều lần như vậy thì đó gọi là tu.
Thiền Giả Thiện Ngôn nói : tu mà muốn tìm chân nhân để chỉ đường tu cho khỏi bị lỗi lầm, đó khác nào há miệng chờ trái sung rớt vào miệng. Tu là phải kinh qua tất cả sự đau khổ, nếm trải tủi nhục, rồi lao xuống bùn sâu hố thẳm,....để từ đó mới biết thu hẹp bản ngã, mới lột xác trưởng thành. Qua nhiều lần như vậy thì đó gọi là tu.
Phản luận :
Nếu nói người tu há miệng chờ sung thì khác nào đức Phật quá rảnh khi dùng phương tiện để dẫn dắt chúng sanh tu tập thông qua các pháp môn được truyền thừa lại cho đến ngày nay ? trong khi Phật dạy chúng sanh khác muốn tu tập nên thân cận bậc trí, bậc thánh nhân, bậc chân nhân. Và hãy nương tựa vào chánh pháp, lấy chánh pháp làm thầy,....Vì sao như vậy ? Vì chỉ có những ngừi đã từng kinh qua, trải nghiệm chứng ngộ, có được tuệ giác, sáng suốt thấu tỏ được con đường Phật dạy trước đó. Nhờ vậy, họ mới chỉ dạy tốt cho chúng sanh còn vô minh bằng những phương tiện tu tập hầu có hướng đi mang tính tích cực lợi ích cho mình và cho chúng sanh khác nữa.
Khi con ngừi mới sanh ra ở cõi trần, đồng nghĩa với sự gắn liền một cuộc sống khổ đau. Đức Phật đã tóm gọn nó bằng 8 cái khổ chính ở một kiếp người được ghi trong kinh sách. Cái khổ chỉ khác biệt nhau ở chỗ hoàn cảnh khác nhau khi đối diện với cảnh trần khác nhau ( cái khổ do tính tác động môi trường bên ngoài lên thân thể vật lý ), ngoài ra còn có mức độ cảm thọ khác nhau ở mỗi mỗi người khác nhau do trí tuệ, hiểu biết và căn cơ khác nhau ( cái khổ mức độ xuất phát từ bên trong). Vấn đề ở đây rất lớn là sự quán tưởng về cái khổ của chúng ta đã từng trải qua ở quá khứ, hiện tại và tương lai như thế nào, ra sao bởi cái khổ - cảm thọ diễn ra trước hoặc sau khi chúng ta suy nghĩ, suy tưởng. Nhờ vậy sự quán tưởng mà có động lực để nỗ lực tu tập. Cũng vậy, khi đức Phật ở cung điện sung sướng đủ mọi vật chất tiền tài lẫn danh vọng, Phật đâu có chịu khổ theo kiểu phải lao vào bùn sâu, vực thẳm để khổ ? Mà sao Phật phải từ bỏ cung điện ra đi cầu đạo ? Tất cả đều bén duyên bởi nhờ sự quán tưởng, quán sát cảnh khổ ở thế gian khi ra ngoài kinh thành. Một hay nhiều cảnh khổ Phật thấy ấy mà chính đức Phật cũng đã từng trải qua và biết sẽ xảy ra trong tương lai ntn nên từ đó mới có tâm lực xuất gia, sống đời sống ko gia đình hòng tìm đường giải quyết khổ đau. Khi xuất gia, Phật đã tìm đến hai vị sư được cho là giỏi bậc nhất ở đó thời bấy giờ để tu học. Qua đó, chúng ta thấy Phật đâu có cố tình lao chỗ này để chờ mẹ nhân quả đánh, rồi lao chỗ kia để mẹ nhân quả đánh tiếp sau đó rút kinh nghiệm từ khổ đau đó rồi từ bỏ, rồi lại tiếp tục cho đến già, bệnh, chết mà tánh nào tật nấy, ko thể hết cái ngu cho mình? và cái động cơ vô minh lao vào chỗ này chỗ kia để mẹ nhân quả đánh nhằm tốt lên cũng chẳng biết do nhân, do duyên gì mà vậy, có lợi ích gì ko? nó khác cách mà Phật đã làm. Phật là người chỉ có một ý chí duy nhất là tìm đường cầu đạo giải thoát tức thoát khỏi khổ đau. Mặc dù có những con đường sai lầm nhưng cái kết của sự sai lầm là sự bừng tỉnh, chuyển hướng, tìm đường né tránh ko để mắc sai lầm từ lần, này lần khác nữa. Và cuối cùng là đạt sự giác ngộ, giải thoát, có được trí tuệ rộng lớn. Từ chỗ có trí tuệ lớn thì đâu còn sai lầm, đâu còn bị nhân quả chi phối hay mẹ nhân quả quánh te tua như người khác bị liên tục? Đấy là cái lợi cho con đường đúng để đi.
Cũng vì phàm phu ko biết nguyên nhân của khổ đang hiện hữu trước mặt mình nên cứ rong rủi dặm đường, lao vào trần ai một cách ngu si như con thiêu thân để trải nghiệm đời cho khổ thân xác hầu nghĩ tưởng đó là dễ tu tập, dễ thăng tiến nhưng thực tế là một sai lầm lớn. Phật cho đó là cách cực đoan thứ hai ( hai cực đoan : tu khoái lạc các giác quan và ép xác đày đoạ thân thể) và khuyên người ta hãy từ bỏ, chấm dứt lối đi cực đoan ấy để đi con đường trung đạo. Phật chỉ rõ con đường tứ diệu đế cho chúng ta đi. Những người đầu tiên được chỉ là năm anh em ông Trần Kiều Như. Bởi lẽ năm anh em ông Trần Kiều Như cũng như Phật trước đó tu kiểu cực đoan ép xác, cũng đày đọa khổ sở để mẹ nhân quả quánh cho tơi bời khói lửa thành thân tàn ma dại óm lòi xương khô. Và rồi cũng còn luân hồi như ai, cũng ko phát triển tuệ giác như ai để hiểu biết rõ mọi điều trên thế gian này điều nên làm và điều ko nên làm. Con đường tứ diệu đế có thể nói là chân lý. Vì nó chỉ cách nhận diện sáng suốt cho một lối đi trung đạo đúng, ko rơi vào cực đoan, tà kiến hay ác đạo. Nó hướng thượng con người ta luôn đến đích của sự giác ngộ, giải thoát, niết bàn tức ko còn khổ đau nữa. Nó chỉ rõ đầu tiên phải xác định khổ là gì và điều thứ hai là nguyên nhân của khổ. Ở đây ta thấy, Phật chỉ rất rõ cho phàm phu biết, muốn giác ngộ, giải thoát hay muốn hành động một điều gì đó mang tính liên hệ trước tiên cần phải biết nội dung như thế nào, phải chấp chấp nhận sự thật về khổ và truy nguyên được nguồn gốc do đâu mà có. Do vậy, khi chúng ta đi sẽ tránh được các bước đi sai lầm về sau như kiểu đâm đầu vào chỗ hiểm nguy như nói trên để trải nghiệm lung tung, chả có kết quả gì tốt dẹp cho mấy.
Phàm phu vẫn mãi mãi là phàm phu, vì chẳng có lối đi tích cực đúng đắng thông qua sự dẫn dắt của ngừi đi trước đã đạt được giác ngộ, giải thoát. Cứ tự cao, tự đại, chấp vào cái thấy biết của mình (chấp tri kiến) mà đi, ko cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai thì hậu quả thật khôn lường như giai đoạn Phật đã từng tu ép xác. Rất may, Phật đã hiểu biết từ bỏ nó vậy tại sao hậu thế ko rút ra cho mình bài học để học hỏi, chọn lối đi trí tuệ chứ ?
Phàm phu vẫn mãi mãi là phàm phu, vì chẳng có lối đi tích cực đúng đắng thông qua sự dẫn dắt của ngừi đi trước đã đạt được giác ngộ, giải thoát. Cứ tự cao, tự đại, chấp vào cái thấy biết của mình (chấp tri kiến) mà đi, ko cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai thì hậu quả thật khôn lường như giai đoạn Phật đã từng tu ép xác. Rất may, Phật đã hiểu biết từ bỏ nó vậy tại sao hậu thế ko rút ra cho mình bài học để học hỏi, chọn lối đi trí tuệ chứ ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét