"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

SỰ BÌNH ĐẲNG?


Chúng sanh Lê Đức Minh khẳng định làm gì có chuyện bình đẳng trên thế gian này.

Phản luận : nếu xét về thế gian thì
tất nhiên tất cả chúng sanh phàm phu sẽ thấy mọi thứ đều bất bình đẳng. Vì sao như vậy ? Vì chúng sanh bị kiến ngã, thiếu hiểu biết dẫn đến sai lầm nhìn nhận các pháp từ đó tâm có sự đối đãi, chấp vào pháp ấy dẫn đến tham, sân, si khởi lên. Và nó được biểu hiện thông qua các hành động xấu - ác, gây bất bình đẳng  trong thế gian như quyền con người mà đạo phật gọi chung là quyền chúng sinh và nhiều thứ khác bất bình đẳng nữa. Hoặc vì chúng sanh bị che lấp bởi vô minh nên ko thấy rõ bản chất bên trong các pháp đang hiện hữu trước mắt bình đẳng.

Ở ngừi tu tập giác ngộ, giải thoát, họ thấy được sự thật các pháp như là, thấu tỏ thực tính các pháp đều vô ngã, đều là bình đẳng. Họ an nhiên tự tại, vô sự trước các ác pháp bên ngoài nên lúc đó, cái thấy là bình đẳng, vô hữu tướng tức không thấy một pháp nào là bất bình đẳng trong thân tâm của ngừi giác ngộ. Ngoài ra, mọi chúng sanh đều bình đẳng có thể giác ngộ. Đó là điều hiển nhiên từ xưa đến nay vẫn vậy.

Nói tóm lại: do phàm phu vô minh, tâm dao động trước các pháp nên cái thấy kiến ngã, lập định bất bình đẳng. Bậc thánh đã giải thoát, mọi sự an nhiên xem như ko có trở ngại  gì trước sau và hiện tại nên thấy bình đẳng các pháp bên trong và ngoài.

Nói vậy để một phàm phu muốn đi từ cái thấy bất sang cái thấy bình đẳng phải tìm cách phá bỏ định kiến bấy lâu nay, trở thành bậc giác ngộ, giải thoát thông qua sự hành trì trong tu tập, từ đó, mới hiểu biết nhìu về thế giới nhân sinh, vũ trụ. Chúng sanh sẽ đối xử với nhau đầy tình thương yêu, tạo ra một xh thật sự công bằng và bình đẳng, an lành trong quan hệ ứng xử. Chứ ko phải nói vậy để khoanh tay đứng nhìn tội ác diễn ra trước mắt, rồi gọi do tâm tui bình đẳng nên thấy ác cũng là bình đẳng trong tâm. Với cách nghĩ này là sai lầm, ngu si, ác kiến dễ gây hoạ cho mình và cho chúng sanh vô minh khác.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Hướng tu tập

Thiền Giả Thiện Ngôn nói : tu mà muốn tìm chân nhân để chỉ đường tu cho khỏi bị lỗi lầm, đó khác nào há miệng chờ trái sung rớt vào miệng. Tu là phải kinh qua tất cả sự đau khổ, nếm trải tủi nhục, rồi lao xuống bùn sâu hố thẳm,....để từ đó mới biết thu hẹp bản ngã, mới lột xác trưởng thành. Qua nhiều lần như vậy thì đó gọi là tu.

Phản luận :
Nếu nói người tu há miệng chờ sung thì khác nào đức Phật quá rảnh khi dùng phương tiện để dẫn dắt chúng sanh tu tập thông qua các pháp môn được truyền thừa lại cho đến ngày nay ? trong khi Phật dạy chúng sanh khác muốn tu tập nên thân cận bậc trí, bậc thánh nhân, bậc chân nhân. Và hãy nương tựa vào chánh pháp, lấy chánh pháp làm thầy,....Vì sao như vậy ? Vì chỉ có những ngừi đã từng kinh qua, trải nghiệm chứng ngộ, có được tuệ giác, sáng suốt thấu tỏ được con đường Phật dạy trước đó. Nhờ vậy, họ mới chỉ dạy tốt cho chúng sanh còn vô minh bằng những phương tiện tu tập hầu có hướng đi mang tính tích cực lợi ích cho mình và cho chúng sanh khác nữa.

Khi con ngừi mới sanh ra ở cõi trần, đồng nghĩa với sự gắn liền một cuộc sống khổ đau. Đức Phật đã tóm gọn nó bằng 8 cái khổ chính ở một kiếp người được ghi trong kinh sách. Cái khổ chỉ khác biệt nhau ở chỗ hoàn cảnh khác nhau khi đối diện với cảnh trần khác nhau ( cái khổ do tính tác động môi trường bên ngoài lên thân thể vật lý ), ngoài ra còn có mức độ cảm thọ khác nhau ở mỗi mỗi người khác nhau do trí tuệ, hiểu biết và căn cơ khác nhau ( cái khổ mức độ xuất phát từ bên trong). Vấn đề ở đây rất lớn là sự quán tưởng về cái khổ của chúng ta đã từng trải qua ở quá khứ, hiện tại và tương lai như thế nào, ra sao bởi cái khổ - cảm thọ diễn ra trước hoặc sau khi chúng ta suy nghĩ, suy tưởng. Nhờ vậy sự quán tưởng mà có động lực để nỗ lực tu tập. Cũng vậy, khi đức Phật ở cung điện sung sướng đủ mọi vật chất tiền tài lẫn danh vọng, Phật đâu có chịu khổ theo kiểu phải lao vào bùn sâu, vực thẳm để khổ ? Mà sao Phật phải từ bỏ cung điện ra đi cầu đạo ? Tất cả đều bén duyên bởi nhờ sự quán tưởng, quán sát cảnh khổ ở thế gian khi ra ngoài kinh thành. Một hay nhiều cảnh khổ Phật thấy ấy mà chính đức Phật cũng đã từng trải qua và biết sẽ xảy ra trong tương lai ntn nên từ đó mới có tâm lực xuất gia, sống đời sống ko gia đình hòng tìm đường giải quyết khổ đau. Khi xuất gia, Phật đã tìm đến hai vị sư được cho là giỏi bậc nhất ở đó thời bấy giờ để tu học. Qua đó, chúng ta thấy Phật đâu có cố tình lao chỗ này để chờ mẹ nhân quả đánh, rồi lao chỗ kia để mẹ nhân quả đánh tiếp sau đó rút kinh nghiệm từ khổ đau đó rồi từ bỏ, rồi lại tiếp tục cho đến già, bệnh, chết mà tánh nào tật nấy, ko thể hết cái ngu cho mình? và cái động cơ vô minh lao vào chỗ này chỗ kia để mẹ nhân quả đánh nhằm tốt lên cũng chẳng biết do nhân, do duyên gì mà vậy, có lợi ích gì ko? nó khác cách mà Phật đã làm. Phật là người chỉ có một ý chí duy nhất là tìm đường cầu đạo giải thoát tức thoát khỏi khổ đau. Mặc dù có những con đường sai lầm nhưng cái kết của sự sai lầm là sự bừng tỉnh, chuyển hướng, tìm đường né tránh ko để mắc sai lầm từ lần, này lần khác nữa. Và cuối cùng là đạt sự giác ngộ, giải thoát, có được trí tuệ rộng lớn. Từ chỗ có trí tuệ lớn thì đâu còn sai lầm, đâu còn bị nhân quả chi phối hay mẹ nhân quả quánh te tua như người khác bị liên tục? Đấy là cái lợi cho con đường đúng để đi.

Cũng vì phàm phu ko biết nguyên nhân của khổ đang hiện hữu trước mặt mình nên cứ rong rủi dặm đường, lao vào trần ai một cách ngu si như con thiêu thân để trải nghiệm đời cho khổ thân xác hầu nghĩ tưởng đó là dễ tu tập, dễ thăng tiến nhưng thực tế là một sai lầm lớn. Phật cho đó là cách cực đoan thứ hai ( hai cực đoan : tu khoái lạc các giác quan và ép xác đày đoạ thân thể) và khuyên người ta hãy từ bỏ, chấm dứt lối đi cực đoan ấy để đi con đường trung đạo. Phật chỉ rõ con đường tứ diệu đế cho chúng ta đi. Những người đầu tiên được chỉ là năm anh em ông Trần Kiều Như. Bởi lẽ năm anh em ông Trần Kiều Như cũng như Phật trước đó tu kiểu cực đoan ép xác, cũng đày đọa khổ sở để mẹ nhân quả quánh cho tơi bời khói lửa thành thân tàn ma dại óm lòi xương khô. Và rồi cũng còn luân hồi như ai, cũng ko phát triển tuệ giác như ai để hiểu biết rõ mọi điều trên thế gian này điều nên làm và điều ko nên làm. Con đường tứ diệu đế có thể nói là chân lý. Vì nó chỉ cách nhận diện sáng suốt cho một lối đi trung đạo đúng, ko rơi vào cực đoan, tà kiến hay ác đạo. Nó hướng thượng con người ta luôn đến đích của sự giác ngộ, giải thoát, niết bàn tức ko còn khổ đau nữa. Nó chỉ rõ đầu tiên phải xác định khổ là gì và điều thứ hai là nguyên nhân của khổ. Ở đây ta thấy, Phật chỉ rất rõ cho phàm phu biết, muốn giác ngộ, giải thoát hay muốn hành động một điều gì đó mang tính liên hệ trước tiên cần phải biết nội dung như thế nào, phải chấp chấp nhận sự thật về khổ và truy nguyên được nguồn gốc do đâu mà có. Do vậy, khi chúng ta đi sẽ tránh được các bước đi sai lầm về sau như kiểu đâm đầu vào chỗ hiểm nguy như nói trên để trải nghiệm lung tung, chả có kết quả gì tốt dẹp cho mấy.

Phàm phu vẫn mãi mãi là phàm phu, vì chẳng có lối đi tích cực đúng đắng thông qua sự dẫn dắt của ngừi đi trước đã đạt được giác ngộ, giải thoát. Cứ tự cao, tự đại, chấp vào cái thấy biết của mình (chấp tri kiến) mà đi, ko cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai thì hậu quả thật khôn lường như giai đoạn Phật đã từng tu ép xác. Rất may, Phật đã hiểu biết từ bỏ nó vậy tại sao hậu thế ko rút ra cho mình bài học để học hỏi, chọn lối đi trí tuệ chứ ?

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017


Mọi người chỉ cần chịu khó đọc đi đọc lại nhiều lần hai cuốn sánh dưới đây cho thật kỹ, và tư duy lời ấy thì có thể nắm bắt kiến thức cơ bản của hệ thống kinh nikaya. Vì hai cuốn sách này tóm lượt những cốt yếu cơ bản theo một phương pháp học tập logic từ cơ bản đến nâng cao trong bộ kinh tạng theo từng mục lục. 

Chú ý : Nên đọc trước hai cuốn này sau đó mới thâm nhập vào các kinh sách khác nhằm dễ dàng nắm bắt hơn. Sau khi nắm bắt hết thì chuyển qua đọc kinh sách trong bộ tam tạng hệ Nikaya thông qua ứng dụng cài đặt dưới đây. 

1. Sách "Những lời Phật dạy" do Tỷ khưu Bodhi soạn thảo. Bấm vào đọc tại đây
- Hoặc nghe online: Bấm vào xem tại đây
- Hoặc tải về các tập tin âm thanh audio-MP3 cho từng chương: Bấm tải tại đây

2. Sách "Những điều Phật đã dạy" do tỷ khưu Walpola Rahula. Bấm đọc tại đây
--------------------------------------------------------

Hai ứng dụng ĐỌC và NGHE kinh nikaya trên điện thoại cần tải về cài đặt. Đối với người mới thâm nhập kinh điển hoặc đã tu học bên pháp môn tông phái đại thừa lâu nay nên đọc phần kinh trung bộ trước, sau đó mới đi vào phần khác :
_Ứng dụng đọc : Vào kho ứng dụng trên điện thoại gõ chữ "Kinh Phat - Tam Tang (Offline)" để tải về.
_Ứng dụng nghe : Vào kho ứng dụng trên điện thoại gõ chữ "Kinh Phat - Tam Tang (Online)" để tải về.

Trước khi đọc sách và kinh trên nên đọc lịch sử kết tập kinh điển như thế nào, ra sao. Xem tại đây
Ngoài ra, tham khảo thêm cuốn sách có tiêu đề "Phật giáo" của tác giả Trần Trọng Kim. Xem tại đây

                                                                              Chúc các bạn tu học thật tốt
Góc nhìn tôn giáo

Bất kỳ tôn giáo nào cũng rơi vào chủ nghĩa
Ảnh : Nguồn washingtonpost (AP Photo/Khin Maung Win)
cực đoan ko loại trừ phật giáo. Vì sao như vậy? vì đã nhắc đến tôn giáo thì yếu tố đầu tiên là con người. Chính con người là nhân tố quyết định đến số phận của một nhóm hay một tập thể tôn giáo ở phạm vi vùng hay quốc gia hay toàn thế giới. Kinh sách truyền lại của các giáo đồ trước đó của một tôn giáo chỉ là yếu tố phụ quyết định đến cái xấu hay cái ác của tôn giáo mà thôi. Nói có sách mách có chứng, điển hình như phật giáo được LHQ đánh giá, xếp loại hàng đầu về tôn giáo ôn hoà, hoà bình rứa mà ngay ở tại đông nam á có đất nước Miến Điện lại xuất hiện những con ngừi hay nói cách khác là các tín đồ phật giáo có chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Từ trước đến nay, truyền thông phương tây nói và viết rất nhìu về điều này như các kênh báo đài nổi tiếng thế giới như BBC, NYT, 
washingtonpost, tạp chí phật giáo hàng đầu thế giới Tricycle ( xem bài dịch tại đây),...

Lâu nay ở VN, nhiều ngườii dân vẫn có cái nhìn hiềm khích ko tốt về hồi giáo. Vì cho rằng xuất hiện cái chủ nghĩa khủng bố khắp nơi trên toàn thế giới của một nhóm người mang danh tổ chức hay một nhà nước nào đó. Thế nhưng, họ lại ko để ý, cũng ở tại Đông nam á, có một quốc gia quốc giáo hồi giáo đang ở trong tình trạng hoà bình và là một trong những quốc gia có nền dân chủ thuộc top hàng đầu trên thế giới được tổng thống Trump khen ngợi mới đây trong bài diễn văn tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Đó là quốc gia có tên Indonesia.

Sự hiện diện của tôn giáo trên thế giới được đánh giá xấu tốt qua cái nhìn của con người và nó ở dạng tương đối ở mọi góc nhìn. Tính tương đối ấy tùy thuộc chính con người "làm chủ" số phận của tôn giáo mình theo. Sự nỗ lực của mỗi tín đồ chúng ta là rất cần thiết chứ ko nên vỗ ngực xưng tên rằng tôn giáo mình là vô địch, là tốt nhất,....

 Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt - Napoleon

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017


Trả lời : đây là một câu trái với lý nhà phật. Câu này có hai nội dung sai cần đề cập như sau:

Thứ nhất, đó là câu mang hàm nghĩa cống cao ngã mạn của một cá nhân hoặc nhiều cá nhân trong một đảng phái tự vỗ ngực xưng tên khoe khoang cái ánh hào quang ở quá khứ hoặc hiện tại đã từng nào là quang vinh, nào là tổ chức ta là muôn năm..bla... bla .... Một ngừi rơi vào trạng thái tâm như thế chắc chắn sẽ có tính hơn thua, cố chấp, bảo thủ, kiêu ngạo, độc đoán với người khác; đố kỵ muốn sở hữu, muốn chiếm đoạt về phần mình từ đó dễ dẫn đến tranh chấp, sân hận khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác có gì hơn mình hoặc khi thấy ngừi khác, tổ chức khác, đảng phái khác đề nghị về quyền công bằng hay tính minh bạch nào đó gây nên thâm hụt lợi ích về mình, đảng phái của mình thì phản ứng, sân hận thậm chí trả thù thỏa đáng,....  Đạo phật dạy chúng sanh phải biết tàm, biết quý tức sống phải biết khiêm tốn, hổ thẹn trước những việc mình đã làm không tốt, trước những người khác tốt hơn mình nên chẳng có gì phải vỗ ngực xưng tên kêu ca, ca ngợi. Trong kinh “phạm võng” hệ Nikaya, Phật  đã dạy các tỳ kheo rằng không nên có thái độ vui mừng, hoan hủy, thích thú trước thái độ tán thán, ca ngợi pháp và ca ngợi tăng đoàn của người khác. Nếu các tỳ kheo làm vậy sẽ bất lợi cho thân  tâm. Đồng thời, người nói, người ca ngợi tán thán cũng gây ra hành động ko có lợi cho thân tâm và cho người đối diện nghe.  Từ lẽ đó, chúng sanh cần phải từ bỏ cái tính khí mạn ( sự kiêu căng, tự cao tự đại ), buông bỏ những gì biết rõ nó ko thuộc về mình; tôn trọng tính công bằng dân chủ,... từ đó tâm trở nên bình an,  tĩnh tâm trước mọi điều, mọi nghịch cảnh, sống an lạc, hanh phúc hơn.

 Thứ hai, đây là một câu nói chứng tỏ người nói đang rơi vào sự chấp pháp. Chấp các đối tượng bên ngoài thân tâm là thực thể trường tồn mà cụ thể ở đây là tổ chức đảng phái trường tồn, muôn năm. Theo quy luật của vũ trụ, thế giới hữu vi là sanh diệt vô thường, là tương đối. Đủ duyên điều kiện thì hình thành, hết duyên thì tan rã. Bất kỳ các sự vật hiện tượng ở thế giới hữu vi nào cũng ko thể trường tồn vĩnh cửu, mãi mãi được. Ko những đạo phật nói mà ngay cả ở thế gian, các nhà khoa học cũng đưa ra thuyết tương đối của mình. Vậy làm gì có cái chuyện đảng muôn năm, đảng tường tồn xuyên suốt mọi  thời gian được chứ ? Cũng vì sự thiếu hiểu biết về quy luật tự nhiên, sai lầm chấp pháp, chấp vào đối tượng là vĩnh cửu nên sự ham muốn (dục tham) sở hữu, chiếm đoạt đối tượng làm của riêng. Và cho rằng, những gì thuộc về đảng phái trước đây là vĩnh cửu, là mãi mãi mãi. Do vậy, họ  trở nên dễ hiềm khích, phản ứng, đối kháng  thậm chí gây ra xung đột bằng bạo lực trước các tác nhân khác bên trong và ngoài tác động.

Tóm lại :  Một người thực tập con đường do đức Phật chỉ dạy, hiểu biết giáo pháp thì ko nên khổ vũ cho hành động người khác hoặc tự tung hô như vậy. Đồng thời, phải giúp chúng sanh khác hiểu biết rõ mọi điều hầu phòng tránh được những phiền não, khổ đau xảy ra ko đáng có.

Quan điểm của đạo phật có dẫn dắt chúng sanh rơi vào độc tài, độc đoán không ?
------------

Đức Phật dạy rằng, mỗi chúng sanh phải thực tập để hiểu biết, liễu tri về vô ngã đồng nghĩa với sự hiểu biết rõ về thế giới vụ trụ, nhân sanh, nhìn mọi sự vật hiện tượng như chúng đang là. Do thiếu sự hiểu biết ấy, ko biết về thế giới hữu vi là duyên sanh, đủ duyên điều kiện hợp lại hết duyên tan rã nên chấp thật (chấp đối tượng bên trong lẫn bên ngoài thân tâm). Vì chấp thật nên ham muốn, ái luyến, muốn chiếm đoạt, muốn nó làm sở hữu của riêng mình mãi mãi. Không biết những điều ấy là huyễn hoặc, là vô thường sanh diệt nên chúng sanh rơi vào sân si, hận thù, phiền não, khổ đau mỗi khi bị cản trở hoặc bị đối tượng phản ứng.... Như vậy, sự độc tài, độc đoán muốn chiếm đoạt làm sở hữu riêng cho mình là không nên, ko có trong hành động và ý nghĩ đối với sự hiểu biết của người tu theo đạo phật. 

Như tui đã nói rất nhiều lần trong nhiều bài viết post lên đây trước đó, đức Phật là người giác hạnh viên mãn tức vừa tự tu tập để giác ngộ cho mình (tự giác) sau đó giúp chúng sanh khác tự thực hành giác ngộ theo ( giác tha). Cho nên, mỗi người sau khi đã thấu hiểu về những gì tui nói trên thì cũng nên truyền đạt lại cho ngừi khác biết thực tập để hiểu biết về thế giới ( trong và ngoài thân tâm) vô ngã là như thế nào. Và cách tối thiểu nhất, chúng ta nên nói cho người khác biết những gì chúng ta đã biết từ trải nghiệm đạo phật hầu giúp chúng sanh từ bỏ quan điểm độc tài, độc đoán trong thân tâm, rộng ra bên ngoài là trong nhóm hội, trong nhóm nhân sự doanh nghiệp, trong gia đình, giữa bạn bè ứng xử với nhau,...và đặc biệt là sự độc tài, độc đảng cai trị đất nước rất nguy hiểm. Vì sao như vậy? vì nó rất dễ phát sanh ra sự tranh chấp, sự hận thù, sự thù hằn, sự bắt bế bỏ tù ngừi khác quan điểm độc đoán với mình, chia rẽ dân tộc thậm chí là chiến tranh nội chiến nhồi da xáo thịt tan thương. Tất cả là những khổ đau của chúng sanh cũng vì thiếu hiểu biết cần phải chất dứt!





Trả lời : Có câu "phật pháp không lìa thế gian pháp". Ở đây, không lìa thế gian pháp là việc tu học của chúng ta từ trong đời sống thế gian mà ra. Do luân hồi, sống đời sống kiếp con người, còn mang thân ngũ uẩn, còn chi phối bởi nghiệp quả nên chúng ta còn hiện hữu ở thế gian. Vì vậy, mỗi người cần tu tập tại thế gian để giải thoát. Việc tu học tức là áp dụng con đường chân lý của đức Phật đã chỉ dạy chứ không phải áp dụng các lý luận của thế gian trong việc tu học tâm linh. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng dụng phương tiện thế gian để tu học gọi là không lìa thế gian. Mục đích sử dụng phương tiện thế gian thông qua các ví dụ, ẩn dụ,..bằng phương thức thiện xảo hay phương thức nào đó là nhằm để giảng giải về chơn lý. Giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa chơn lý sau đó dụng nó, trải nghiệm trong tu tập chứ ko phải dụng lý thế gian vào tu tập.  

Quay lại câu “học, học nữa học mãi” của Lê-nin. Có người nói “Học, học nữa học mãi” là cái gì chưa biết đến cần phải học, phải tu. Đây là lời khẳng định sai. Bởi vì “học , học nữa học mãi” chỉ là cái lý trong sự tương đối. Có nghĩa nó không thể nào đi đến một cái kết dứt điểm của sự học, sự hành, sự thành trong tu học. Sự học theo nghĩa của câu ấy xảy ra là mãi mãi trong tương đối, ko có điểm dừng. Phật đã chỉ ra con đường tu học rất rõ ràng rằng sự học, sự hành đều có thể cho ta kết quả sự thành là giác ngộ, giải thoát, niết bàn. Và kết quả ấy cũng là cái đích chấm dứt cuối cùng của việc học, việc hành tức là kết quả NIẾT BÀN ko còn đau khổ nữa.

Kết luận: câu nói “học, học nữa học mãi” không thể nào đúng trong việc tu học tâm linh, không thể áp dụng được nó như một chân lý tuyệt đối được. Nó không đúng với những gì mà đức Phật đã chỉ dạy con đường.

Ghi chú : Bài viết này dựa trên nội dung bài viết của nick fb Diệu An để phản luận.



Đạo Sanh ( năm 360-434 ) là là một trong những nhân vật nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, được đặt vào ngôi vị hàng đầu của "tứ kiệt".

Là học trò xuất sắc của ngài Cưu
Tượng Đại sư Đạo Sanh
Ma La Thập. Ông là người có công truyền bá rộng rãi học thuyết Trung Quán ở Trung Quốc. N
gười đầu tiên ở TQ đề xướng chủ thuyết "Tất cả chúng sanh đều có phật tính, và tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật". Đây là chủ thuyết rất mới thời bấy giờ nên ông bị giới cựu tăng phản đối, đòi đuổi ông ra khỏi tăng chúng. Cụ thể năm 428 (hoặc 429), ông bị trục xuất khỏi đạo tràng Kiến Khương.

Dựa vào cơ sở dữ liệu thông tin trên cũng có thể nói, học thuyết tất cả chúng sanh đều có Phật tính xuất hiện sau này ở TQ chứ trước đó ko hề có. Ai theo đại thừa chú ý nhen



Giáo pháp của Phật không có đốn, có tiệm?

Đốn ( trong chữ đốn ngộ) : tức là nhanh chóng, mau lẹ.
Tiệm : tức là dần dần, một cách tuần tự.

Trong "Pháp bảo đàn kinh" của ngài Lục tổ Huệ Năng có ghi “Pháp vốn một tông, người có Nam Bắc, pháp tức là một thứ, thấy có mau và chậm. Sao gọi là đốn tiệm ? Pháp không có đốn tiệm, người có lợi căn, độn căn, nên gọi là đốn tiệm.”

Như vậy, tùy thuộc vào căn cơ, sự nỗ lực của chúng sanh mà có ngừi giác ngộ nhanh hay giác ngộ chậm. Tất cả đều có chung một điều là đời cũng phải tu học trên ba phương diện văn, tư, tu chứ ko phải kiểu áp dụng vô tội vạ trên diễn đàn nào là chửi bới, la mắng đủ kiểu hoặc nhiều cách khác nhau thì sai ý nghĩa nhé.

KHAI DÂN TRÍ !!!

Mục đích của ngừi tu phật là để khai dân trí tức là khai trí cho mình và khai trí cho bá tánh trong thiên hạ có duyên theo điều kiện. Nói ở phạm vi một địa lý nhất định là khai dân trí cho ngừi dân nước Việt. Vì sao nói như vậy ? vì chúng ta tu tập là để giác ngộ, giải thoát cũng có nghĩa là thoát khổ. Và kết quả của việc thoát khổ là có được từ bi (đạo đức nhân bản) và đặc biệt là TRÍ TUỆ. Ngoài việc giác ngộ, giải thoát cho mình thì cần phải có trách nhiệm giúp người khác giác
Ảnh: Phan Chu Trinh
ngộ, giải thoát thông qua truyền đạt thông tin bằng mọi phương tiện nói và viết (truyền pháp) đến ngừi nghe để họ tư duy, thực hành, trải nghiệm hầu giác ngộ, giải thoát theo. Như vậy, nhiệm vụ của mỗi ngừi tu bao gồm : tự giác ngộ gọi là tự giác và giúp ngừi khác giác ngộ theo gọi là giác tha. Đức phật Gotama khi xưa đã làm tất cả hai công việc trên. Nay, chúng sanh cần phải cố gắng tu tập nhằm hướng tới hai mục đích như vậy hay gọi tắt là mục đích GIÁC HẠNH VIÊN MÃN.

Nói tóm lại, khai dân trí là ngôn ngữ diễn đạt hiện đại thay cho những ngôn từ đề cập phía trên.



Có thể bạn chưa biết ?


Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm)
sinh năm 1746 làm quan ở các thời Trịnh - Lê sau đó là nhà Lê - Tây Sơn. Ông được vua Quang Trung rất xem trọng. Là người có công lớn góp phần giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh xâm lược năm 1788. 
Về kiến thức, ông là một nhà trí thức; vừa là nhà thơ, nhà văn, ngoài ra còn là một người tu tập, nghiên cứu phật học. Ông quy y tam bảo được người đời gọi với pháp danh là Hải Lượng Đại Thiền Sư. 
Tác phẩm lớn cuối đời của Ngô Thời Nhậm để lại là cuốn "Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh". Đây là tác phẩm có sự cộng tác với vị cao tăng Hải Âu cùng thời.

Có thể bạn chưa biết ? 

Thiền sư Liễu Quán tên thật là Lê Thiệt Diệu sinh năm 1667 tại miền trung tỉnh Phú Yên. Là một cao tăng nổi tiếng VN. Từ thuở nhỏ đến khi hành đạo, ông theo tu học nhiều vị thiền sư Trung Quốc sống đàng trong. 

Nói thêm : Sở dĩ đàng trong có nhiều thiền sư TQ là vì sau khi nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên cai trị có chính sách hà khắc phật giáo nên rất nhiều vị sư chạy sang VN định cư truyền đạo đặc biệt là từ đất miền trung trở vào. Điều này khá giống tại miền nam VN sau
1975. Sau khi chế độ VNCH sụp đổ trước cộng sản bắc Việt ( có cả lực lượng chính mặt trận giải phóng dân tộc Miền nam VN) thì từ đó nhiều tu sĩ đã tìm cách ra nước ngoài tứ phương đặc biệt là tại Mỹ với số lượng tăng ni lớn.

Vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, nếu ở đàng ngoài có thiền sư Chân Nguyên được xem như là người có công phục hưng chánh pháp phật giáo đàng ngoài thì đàng trong có thiền sư Liễu Quán. Ngài đã Việt hoá dòng thiền Lâm Tế mang một nét đặc trưng, bản sắc rất VN được gọi là dòng thiền Liễu Quán. Dòng thiền này phát triển mạnh từ Thanh Hoá trở vào đi cùng dòng lịch sử khai hoang mở cõi xuống phía nam của nhà Nguyễn và nó tồn tại đến ngày nay.
THẾ GIỚI QUAN VŨ TRỤ QUA GÓC NHÌN PHẬT GIÁO



Vũ trụ theo phật giáo là thế giới tương đối hay còn gọi là thế giới hữu vi mà ở đó có sự sinh diệt theo chu kỳ của nó. Phật giáo phân chia bất kỳ thế giới nào tức vũ trụ nào cũng có 4 kỳ kiếp gồm thành, trụ, hoại, không.
_Thành tức là thời gian hình thành của thế giới đó. Do đủ nhân duyên điều kiện mà vũ trụ được tạo thành theo thời gian. Như vậy, nó được hình thành là do duyên hội tụ gọi là duyên sanh.
_Trụ là thời gian tồn tại của nó gần như ko thay đổi gì nhiều.
_Hoại là thời gian hủy hoại , tan rã dần của thế giới như phạm vi ko gian, vật chất bị hẹp lại.
_Không tức là thời gian thế giới đã tan rã trước đó giờ ko còn nhìn thấy bằng mắt thường nữa.
Mỗi thế giới trải qua 4 kỳ như trên gọi là Đại kiếp. Một đại kiếp gồm 4 trung kiếp ứng với 4 kỳ nói trên( thành, trụ, hoại, không). Mỗi trung kiếp gồm 20 tiểu kiếp gộp lại. Mỗi tiểu kiếp có thời gian dài là 16,8triệu năm. 

Cách tính thời gian mỗi tiểu kiếp như sau : Theo kinh sách thì đời sống con ngừi trên hành tinh chúng ta hiện nay có tuổi thọ trung bình trên dưới 100 tuổi. Tuổi thọ trung bình này sẽ có thời gian giảm dần và có thời gian tăng dần. Cứ 100 năm thì giảm 1 tuổi cho đến khi đạt tuổi thọ trung bình là 10tuổi sau đó dừng lại rồi tăng dần lên. Và cứ 100 năm tăng lên 1tuổi cho đến khi đạt 84 nghìn tuổi thì dừng lại rồi cứ lập lại chu kỳ như vậy. Nếu ở thời kỳ giảm tuổi thọ thì gọi là giảm kiếp , còn tăng thì gọi là tăng kiếp. Chữ kiếp ở đây hiểu là kiếp sống của con ngừi khác chữ kiếp đề cập ban đầu ở trên là kiếp của thế giới vũ trụ. Cộng gộp thời gian giữa giảm và tăng tuổi thọ trung bình đến mức nhất định lại thì có được thời gian của tiểu kiếp là 16,8 triệu năm.

Như vậy, thời gian các kiếp tiểu, trung, đại được tính như sau :

_Tiểu kiếp = 16,8 triệu năm
_Trung kiếp = 16,8 x 20 = 336 triệu năm
_Đại kiếp = 336 x 4 = 1,344 tỷ năm

Con ngườii sống trên trái đất hiện nay đang ở giai đoạn trụ, có nghĩa còn 2 giai đoạn hoại và không phía sau nữa thì mới ko còn thế giới này. Khi ở thời gian giảm kiếp cứ 100 năm giảm đi 1 tuổi thọ trung bình đến khi tuổi thọ trung bình loài người còn 20 tuổi thì dịch bệnh tràn lan khắp nơi dẫn đến chúng sanh khổ đau nhiều. Và khi giảm xuống tuổi thọ còn 10 tuổi thì nạn giặc dã, chiến tranh nổ ra khắp nơi dẫn đến cái chết xảy ra nhiều.

Ở giai đoạn hoại kiếp của một kỳ thế giới thường xảy ra 3 nạn thiên tai lớn dẫn đến cái chết của nhân loại nhiều đó là hoả tai, thủy tai và phong tai. Những kiếp nạn này xảy ra ko như bình thường mà rất lớn gần như toàn cầu cỡ như vụ hồng thủy như trong kinh thánh đã ghi, hoặc nạn hoả tai cỡ như trong phim hollywood có cảnh nham thạch bay xuống khắp nơi trên trái đất, tạo sóng thần, gió lớn thành siêu bão quét toàn cầu vậy. Những chúng sanh nào nếu tu tập tốt, hết nghiệp luân hồi sang cảnh giới thế giới khác thì ko chịu khổ đau do ảnh hưởng trong giai đoạn hoại kiếp này, nếu còn nghiệp luân hồi ở thế giới này thì phải gặp kiếp nạn khốn đốn nguy an.




Chính trị hóa phật giáo

Lịch sử phật giáo VN từ khi mới du nhập vào VN đến nay có những thời điểm phát triển mạnh hoặc thăng trầm suy giảm trong nhiều giai đoạn khác nhau. Yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển hay suy giảm phụ thuộc rất nhìu vào chế độ chánh trị ở từng giai đoạn đó tức phụ thuộc rất lớn vào cái nhìn của con ngừi hay một nhóm ngừi cai trị của chế độ tại thời điểm. Có những giai đoạn, thời điểm chế độ trọ
ng nho, trọng lão giáo bài phật giáo diễn ra mạnh làm phật giáo suy yếu nhưng có những giai đoạn nhờ sự sùng tín của các bậc đế vương giúp cho phật giáo phát triển cực mạnh.

Nếu nhìn phật giáo vào những giai đoạn gần đây từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến nay, có thể thấy rằng muốn phát triển một nền phật giáo mang tính bền vững tương đối, tránh sự tác động mạnh bởi yếu tố chánh trị thì phật giáo VN nên đi theo con đường trung đạo. Trung đạo ở đây nghĩa là gì ? là các thành viên tu sĩ tăng ni trong tất cả các giáo đoàn, hội đoàn phật giáo trong phạm vi quốc gia ko nên nghiêng bên này hay ngả bên kia tức là ko nên chạy theo, ko nên gia nhập thể chể hay tổ chức đảng chính trị này hay đảng phái chính trị kia (tâm ko phân biệt, ko có sự đối đãi nhị biên). Các tu sĩ nên lấy giáo pháp làm thầy hầu tu tập, lấy yếu tố phục sự nhân sinh làm yếu tố cốt lỗi tức truyền bá chánh pháp để giúp chúng sanh thoát khổ mà thôi. Có như vậy mới được sự tin tưởng, ngưỡng mộ của đa số chúng sanh. Vì có niềm tin nên chúng sanh mới quy y phật , pháp, tăng. Vì quy y phật, pháp, tăng nên mới tăng trưởng về số lượng tín đồ. Và từ đó làm nền tảng, tiền để nhân rộng ra phát triển phật giáo VN. 

Cái gốc của sự phát triển phật giáo là từ con người và nó bắt nguồn từ niềm tin trước tiên cái đã. Cái gốc của sự suy thoái nền phật giáo cũng từ con ngừi và nó bắt nguồn từ mất niềm tin trước tiên cái đã, sự chia rẽ giữa dân chúng mà yếu tố chính làm chủ số phận phật giáo là do tâm phân biệt từ con chim đầu đàn tức là tu sĩ do nghiêng bên này, ngả bên kia chạy theo tổ chức đảng phái chính trị dẫn đến sự đối lập với tổ chức đảng phái khác làm dân chúng nghi kỵ, ghét bỏ ko tin theo phật giáo nữa. 

Hiện nay, phật giáo VN trên danh nghĩa là dần phát triển cả về số lượng ngừi và cơ sở vật chất, nhưng, có thể dự đoán dựa vào tình hình trước mắt diễn ra là có khả năng trong tương lai, thời điểm nào đó sẽ dần đi đến suy vong. Nhà phật có câu: bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả, khi chúng ta biết được cái lẽ nhân quả và có trí tuệ sáng suốt để thấy rõ nhân dẫn đến quả trong tương lai thì tốt nhất nên từ bỏ gieo nhân xấu; phòng ngừa, phòng hộ cái sẽ dễ mắc phải nhân xấu về sau. Tìm cách gieo nhân tốt để chuyển nghiệp ko tạo quả xấu trong tương lai. Cũng vậy, phật giáo VN cụ thể là giáo hội phật giáo VN hiện nay là một thành viên của tổ chức Mặt trận tổ quốc VN. Tổ chức mặt trận tổ quốc VN là một tổ chức chính trị chứ ko phải là tổ chức phi chính trị, phi chính phủ. Tổ chức này lấy kim chỉ nam học thuyết Marx lênin chỉ đường để góp phần vào xây dựng CNXH không tưởng ( vì thực tế chưa có quốc gia nào đạt được). Cho nên, có thể nói, Giáo hội phật giáo VN hiện nay đang tham gia vào tổ chức chính trị hoặc gọi theo ngôn ngữ dân gian là "Giáo hội quốc doanh".

Khi xưa, đức Cồ Đàm đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ ngôi vị chính trị mà xuất gia tìm đến bờ giải thoát sau đó đi khắp nơi ở Ấn Độ giáo hoá chúng sanh tự cứu đời, thoát khổ. Vậy thì tại sao đời sau các vị được gọi với danh nghĩa là những samon, đệ tử của Ngài lại ko thể thực hiện, tiếp bước đúng như con đường đi của Thích Ca đã đi chứ ???
NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN ÁC HAY THIỆN ?


Thế gian nói gì ? 

Từ xưa đến nay luôn có hai trường phái của người thế gian, một bên cho rằng “nhân chi sơ tính bổn ác”, còn một bên cho rằng “nhân chi sơ tính bổn thiện”. 

“Nhân chi sơ tính bổn ác” tức là con ngừi vốn ban đầu mới sanh ra đã mang bản tính ác sẵn có. Đại diện cho trường phái này là các triết gia như Thomas Hobbes, Friedrich Nietzche,…hay nhà nho, nhà tư tưởng Tuân Tử của Trung Hoa hoặc các nhà kinh tế học thường chấp nhận và dựa vào quan điểm trên đưa ra các học thuyết kinh tế tiêu biểu như nhà kinh tế học Adam Smith,….

“Nhân chi sơ tính bổn thiện” tức là con người từ lúc mới sanh ra cái tánh vốn đã lành nhưng do quá trình sống, tiếp xúc với môi trường XH nên đã làm họ thay đổi, trở nên xấu xa đi. Trong Tam tự kinh của Trung Hoa có câu : 
“Nhân chi sơ; Tính bản thiện.
Tính tương cận; Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên”
Đại diện cho trường phái quan điểm này là các triết gia như Platon và Jean Jacques Rousseau của phương tây hay Mạnh Tử và Khổng Tử của phương đông - Trung Hoa,…

Đạo phật nói gì ?

Dựa trên quan điểm luân hồi, 12 nhân duyên mà xét thì con người do vốn dĩ vô minh nên trôi lăn, luân hồi đến kiếp hiện tại. Vô minh này ko xác định rõ được nguồn điểm khởi đầu như thế nào. Vô minh được thể hiện qua các hành từ lúc đứa bé mới sinh ra gồm thân, khẩu, ý có đặc tính hiển lộ dạng vi tế hoặc thô như tham, sân. Ví dụ: một đứa trẻ sơ sinh có hành động vô minh như tham hoặc sân nhăn mặt hay khóc nếu cản trở ko cho bé bú sữa mẹ. Nhiều người lại nói đứa bé mới sinh ra không biết gì mà sao có tham và sân. Chúng chỉ là phản xạ tự nhiên thôi? Cũng ví như loài chó hoang, do hàng triệu năm được con người bắt về nuôi thuần dưỡng, loài chó hoang ấy sẽ thay đổi dần tập tính loài, tức cái bản năng hoang sơ của loài dần biến mất. Đến khi chó con được chó mẹ đã  thuần dưỡng rồi sinh ra đã có tánh ngoan ngoãn hơn sự thú tính của loài chó con hoang trước đó. Cũng vậy, ở loài người do ko biết rõ nguồn gốc vô minh bắt đầu từ đâu và con người trải qua nhiều kiếp  sống nên huân tập những cử chỉ hành động, của tham, sân, si qua hàng triệu năm đến kiếp này mới sinh ra thì hiển lộ sự huân tập ấy ngay từ lúc ban đầu. Mà sự tham, sân là biểu hiện cái ác con người. Cho nên, đặc tính con người là ác sẵn có. Tuy nhiên, mặc dù tính vô minh sẵn có ở một đứa bé mới sinh ko có nghĩa là mọi cử chỉ hành động của nó đều thể hiện đặc tính ác toàn bộ mà nó luôn đi liền cả hai khía cạnh hành động đó là thiện và bất thiện. Điều phân tích trên cho thấy nó hơi nghiêng gần sát theo luận điểm "nhân chi sơ tính bổn ác" nhưng nhìn nhận kỹ  vẫn chưa đúng lắm.

Riêng trường phái đại thừa có thêm quan điểm phật tánh sẵn có của con người. Phật tánh là tánh sáng suốt thường hằng ko sanh diệt. Điều này cũng có nghĩa cơ bản một đứa trẻ lúc sinh ra đã có bản tính thiện lành rồi. Do thời gian, phật tánh bị che lấp bởi vô minh nên ko hiển lộ ra. Và quá trình này cũng chẳng biết cái điểm khởi đầu từ đâu, lúc nào mà có. Nếu nhìn nhận khía cạch phật tánh thì nó lại gần khớp với quan điểm thứ hai là “nhân chi sơ tính bổn thiện”.
Nói tóm lại, dựa vào sự phân tích trên thì đạo phật sẽ ko đi chuyên biệt theo một trường phái nào cả mà chỉ nghiêng về khía cạnh nào đó ở từng luận điểm tiêu đề trên của mỗi trường phái đại thừa hay nguyên thủy mà thôi. 

Ảnh : triết gia cổ đại Platon sống gần thời đức Phật năm 427-347 TCN

Hỏi : Có người nói "Nhân chi sơ tánh vô minh". Điều này có đúng ko nếu xét quan điểm của đại thừa ? 

Trả lời :Không đúng lắm. Vì sao như vậy ? Vì đại thừa cho rằng mỗi chúng sanh đều có phật tánh. Mà phật tánh này là sáng suốt, thường nằng, bất biến nên tự tánh ko có vô minh. Do thời gian nên nó bị che lấp dẫn đến ko sáng tỏ, vì vậy mỗi người cần phải trở về phật tánh vốn. Mà việc xác định phật tánh này bắt đầu từ đâu thì cũng ko xác định được điểm bắt đầu nên bảo nhân chi sơ được xác định sẵn tánh vô minh là sai.

Hỏi : Xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay xác lập quan điểm "nhân chi sơ tính bổn thiện" hay là "nhân chi sơ tính bổn ác"


Trả lời : xu hướng hiện nay mà cả thế giới đang ứng dụng đó là quan điểm "nhân chi sơ tánh bổn ác". Vì sao ? Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi, ứng dụng học thuyết kinh tế thị trường ngoại trừ một vài nước cộng sản áp dụng kinh tế thị trường định hướng xhcn, ko tuân theo kinh tế thị trường bị thế giới nhận định và bác bỏ như VN, Cuba, Triều Tiền,.... Mà học thuyết kinh thị trường này đều dựa trên quan điểm "nhân chi sơ tánh bổn ác". Cho nên, nói phần lớn cả thế giới đều ứng dụng câu "nhân chi sơ tánh bổn ác" để xây dựng kt thị trường là vậy.
Quan điểm "nhân chi sơ tánh bổn ác" lại rất gũi với quan điểm của phật giáo nguyên thủy.

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017



Hiện nay có rất nhiều group trên facebook liên quan đến đạo phật. Có nhóm hội ( group) hoạt động diễn ra sôi nổi, có nhóm hội diễn ra rất phức tạp. Nay, tui có thể tạm chia ra thành hai loại nhóm hội và đặt tên như sau :
_ Thứ nhất, Nhóm hội nông nổi : là những group có nhiều thành viên sôi nổi kiểu hung hăng, kiêu căng, lắm mồm lắm miệng thích chém gió nhiều. Họ thích luận tranh, đấu tranh, đả kích, phản pháo, ngụy biện luận thậm chí chửi bới tục tĩu nhằm đả thương những ngừi viết status, những lời còm trái ý mình của bất kỳ ai bằng "binh khí" cào bàn phím. Những hành động của họ ko lợi ích, ko lợi mình lợi người kiểu hý luận ấy chính là biểu hiện của sự ko tỉnh giác, ko định tĩnh, tâm tán loạn, các căn ko được kiểm soát, thất niệm. Những ngừi nói trên chính là những ngừi ko có sự tu tập hoặc ko có tinh tấn nhiều hoặc căn cơ rất yếu dẫn đến tiếp cận giáo pháp khó nên ko hiểu biết trí tuệ hoặc các tà kiến ngoại đạo sống hành ác vô đả phá lẫn nhau .
_ Thứ hai, nhóm hội thâm sâu : là những group có nhiều thành viên hoan hỷ nhiệt tình, bằng kinh nghiệm thực tập, hiểu biết giáo pháp mà truyền đạt pháp cho chúng sanh. Họ ko có tháo động lắm mồm lắm miệng, ko có kiêu căng ngã mạn, ko có thất niệm tỉnh giác, có sự định tĩnh và các căn luôn phòng hộ khi ai đó phản còm. Những ngừi này khi đối luận họ biết nhường nhịn, biết tàm quý, ko có đấu tranh đả kích lẫn nhau, sống trong hoà hợp bất thối chuyển. Họ truyền pháp bằng những lời thiện xảo, ko thiện xảo trong cái nhìn tôn trọng đạo hữu lẫn nhau, có từ ái. Những ngừi nói trên là những người có tu tập hoặc biết học hỏi, biết tiếp thu lời truyền đạt, lời dạy của các thiện trí thức, bậc chân nhân, bậc thánh nhân hoặc những ngừi có căn cơ tu học cao
Phật dạy trong kinh các cách đối trị, phòng trừ đối với những phiền não đã khởi sanh hoặc chưa sanh khởi. Tùy vào những phiền não mà có những cách phòng trừ khác nhau trong đó có một cách là tránh né đi chỗ khác. Chính những "Nhóm hội chúng nông nổi" nói trên sẽ làm cho chúng ta phiền não vì một phàm phu dễ bị dính mắc vào những thứ bất thiện của các thành viên của nhóm này. Bởi nhiều khi chúng ta tham gia còm mà có ai đó gây cản trở làm cho chúng ta ko giữ nổi điềm tĩnh, rơi vào sự bực bội phiền não hoặc vô tình, chúng ta còm làm những người hung hăng trong đó nổi cáu, hung dữ chửi bới ta vì cho rằng trái ý thì nên áp dụng 36 kế trong đó có kế chạy tức là né tránh đi chỗ khác như đức Phật đã dạy trong kinh. Ngoài ra, chúng ta tránh né nhóm hội loại này cũng nhằm tránh giao du những bạn bè hành việc xấu ở nhóm nhằm khỏi bị những hạng người xấu đó dẫn dắt lầm đường lạc lối.
Nói tóm lại, hãy tạo điều kiện cho bản thân tu tập tốt nhất bằng cách ko tham gia vào những Nhóm hội nông nổi để ko trợ duyên cho họ phát triển các member những tụ tập tào lao bí đao ko đem lại lợi ích.
Chú thích : các nội dung nói trên dựa vào các kinh trong Tăng chi bộ để phân loại nhóm và các kinh khác trong nikaya để đề cập nội dung

Phản luận ý nghĩ về một cuộc cách mạng của một vị sư ---------------------------- Sư T.N.T nói : "Cách mạng quan trọng nhất là nỗ lực giải phóng con người khỏi ách nô lệ vào thần quyền, cũng như tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Đây mới đích thực là cuộc cách mạng chân chính mang lại hạnh phúc và tự do cho con người."
Phản luận: Thế giới có nhiều tôn giáo trong đó có tôn giáo đa thần và nhất thần. Tui được biết, có những tôn giáo mặc dù trong đó có niềm tin mang tính ảo tưởng hoặc không xác thực nào đó nhưng không có nghĩa xấu hết mà bên cạnh đó, có những quan điểm cực kỳ tiến bộ mà ngay cả phật giáo, rất rất nhiều những con người đang tu tập ko thể có được, làm được như vậy. Như bên kito giáo, là một tôn giáo nhất thần, họ có quan điểm như từ bi, bác ái và đặc biệt là quan điểm tiến bộ như tinh thần dân chủ, hoà bình. Những điều này tôn giáo họ thực hiện phải công nhận là khá tốt hiện nay. Quan điểm trên là quan điểm phổ quát nhất trên thế giới, được Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, đề cao. Trong quá khứ, có những con người của tôn giáo nào đó làm sai, tàn ác ko có nghĩa là tôn giáo đó ngày nay xấu như vậy. Bởi tính quy luật vô thường, tất nhiên sẽ có sự thay đổi. Vậy tại sao chúng ta phải đi bác bỏ cái quan điểm tiến bộ trên, chỉ soi vào cái ko hoàn thiện của con người khác ở quá khứ và nhược điểm hiện tại của tôn giáo rồi nhấn chìm toàn bộ nó bằng cuộc cách mạng giải phóng tôn giáo thần quyền chứ ?
Thế giới này là hữu tương, là tương đối, đừng cố mà đi tìm cái tuyệt đối cho mình để rồi dẫn đến sự thất vọng khổ đau. Cũng vậy, tất cả các tôn giáo cùng sinh sống, biết cách tạo ra hoà bình trên trái đất này. Điều đó tùy thuộc rất lớn vào xử sự của con ngừi như thế nào. Và mỗi người đều có quyền lựa chọn tôn giáo của mình tùy vào quyền quyết định sao cho phù hợp - khế cơ của họ. Không ai có thể ép một ai đó phải chọn tôn giáo này, tôn giáo kia, rồi quay qua châm chọc, rồi bát kích tôn giáo nọ. Trong kinh điển, Đức Phật không làm cách như vậy, ai thích đến thì tùy duyên đến chứ không cưỡng ép, ép buộc hoặc nếu có thảo luận với tôn giáo khác chỉ thông qua đối thoại bằng luận điểm nhằm làm sáng tỏ cho đối phương mà thôi.
Trong kinh tế, nếu có hai phương án, ngừi lựa chỉ chọn được một thì nên chọn phương án nào mà xét thấy tối ưu nhất cho mình. Khi đó, bản thân người lựa chọn sẽ mất quyền lợi bởi phương án thứ hai vì có nhân tố tích cực mà phương án một ko có. Như vậy, sự tương đối trong quyền lựa chọn được thể hiện chứ ko bao giờ có cái tuyệt đối tất cả. Và quyền lựa chọn chính là cái tuyệt đối được thể hiện cụ thể bởi tương đối. Cho nên, cuộc sống vốn dĩ tương đối và mượn cái tương đối làm phương tiện để nhìn nhận, đi đến cái tuyệt đối. Trong tôn giáo cũng vậy, việc phù hợp - khế cơ để lựa chọn cho mình tôn giáo hầu tu tập là cái tuyệt đối thể hiện qua cái tương đối. Trong rất nhiều bài giảng pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 cũng đã từng nói nội dung đại khái như vậy. Tu tập là sự trải nghiệm ở thời gian dài, có thể ở kiếp này, hoặc kiếp sau sau nữa tùy vào mỗi ngừi. Hôm nay bạn tự do đặt niềm tin vào tôn giáo này, bạn trải nghiệm ở tôn giáo đó có tính ưu nhược khác nhau cũng có nghĩa nghiệp tốt xấu khác nhau. Rồi biết đâu, ở kiếp sau, kiếp sau nữa bạn có duyên đến với đạo phật thì sự huân tập tích lũy trong trải nghiệm kiếp trước đó làm nhân điều kiện để đi đến sự nắm bắt giải thoát ở kiếp hiện tại. Ở thời đức Phật cũng vậy, có những vị tu tập khác tôn giáo nhưng họ có mầm giác ngộ sẵn ( nhân duyên điều kiện do tích lũy nhìu kiếp và kể cả việc tu kiếp hiện tại ở tôn giáo ko phải đạo phật) nên chỉ cần nghe đức Phật giảng một bài pháp xong giác ngộ, giải thoát liền. Nói vậy để thấy rằng, việc tu tập ở nhìu tôn giáo khác nhau ko phải tôn giáo nào cũng bất lợi để đi đến giác ngộ, giải thoát. Tui có bạn thân bên Kito giáo, cực kỳ mộ đạo. Bạn ấy nhìn rất hiền từ. Mỗi khi tiếp xúc bạn ấy, tui quán sát thấy thánh thiện luôn hiện ra ở mỗi hành vi, cử chỉ. Tui đoán, người này có nhân giác ngộ rất nhanh nếu tu theo đạo phật. Vậy người ta ko tu theo đạo phật mà sao có thánh thiện như vậy được hè ?
Túm lại, phải nhìn mọi sự vật hiện tượng dưới góc độ khách quan, góc độ chân lý chứ đừng cố ép để mang tính sở hữu, của riêng, có lợi cho mình hoặc cho ai đó, tổ chức hay đảng phái,...lúc đó, sẽ rơi vào sự chấp ngã. Khi nhìn nhận nhằm lợi mình lợi ích cho chúng sanh đều bắt nguồn từ cái nhìn như là, tức cái nhìn dưới góc độ chân lý. Nếu tui nói câu nói trên thì sẽ nói một phần như thế này: "cách mạng quan trọng nhất hiện nay là giải phóng ách gông cùm dưới sự cai trị độc tài, độc đoán, phi nhân, đàn áp, bốc lột nhân dân, làm khổ đau nhân dân. Vì sự độc tài chính là điều kiện, trưởng dưỡng để phát triển lòng tham, sân, si."
Chú ý : bài viết chỉ mang tính góp ý, thảo luận.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM