"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Thứ gì là bình thường ?

Chúng sanh Đức Minh nói : "Muốn đạt Đạo thì chúng ta phải Bình Thường, đói ăn khát uống, xấu đẹp đều thấy, hay dở đều biết, vui thì la lên, buồn thì cứ than thở, đau khổ thì cứ khóc… cứ phải chân thật, cứ phải bình thường." 



Phản luận : đây là cách khẳng định sai ngay ở phần cơ bản cốt lỗi về quy luật vận hành của vũ trụ mà cụ thể ở đây là quy luật vô thường. Như chúng ta cũng biết, thế giới hữu vi là vô thường, một phàm phu khi chưa đạt đạo thì tâm vô thường biến đổi theo từng sát na và tất nhiên kể cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống,ngủ, nghỉ,.... Cái bình thường của tâm ở người đạt đạo ở đây muốn nói chính là sự chứng quả, giải thoát với tâm vô lậu. Tâm ấy không sanh, không diệt tức không khởi tham, sân , si , mạn, nghi ,...thì làm gì có chuyện cần phải diệt các tâm tham, sân, si,...ấy ? Cho nên, gọi tâm này là tâm bình thường chứ không phải bình thường ở các hoạt động ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt hằng. Các hoạt động này đều thuộc vào hoạt động của sự sanh diệt thay đổi liên tục. Cử chỉ, hành động không giống nhau hôm nay so với hôm trước, có sự bắt đầu hành động và kết thúc hành động tức có sanh diệt,....vậy nên nó gọi là vô thường. Do con người phàm phu ko nhận diện như chúng đang là, tức thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng  đang diễn ra mà ở đây là sinh hoạt hằng ngày, họ cứ thấy nó diễn ra lập đi lập lại giống nhau bên ngoài rồi bảo bình thường nhưng thực chất không phải vậy. Cái nhìn phàm phu là cái nhìn ở góc độ tương đối, mê mờ nên nhìn bề ngoài tổng quát rồi nói cho người khác nghe như thế như thế...bla..bla..kiểu khẳng định như quy luật. Trong khi đó, quy luật vô thường là lý cơ bản mà một người đang tu tập cần phải "nắm chắc". Khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng phải có sự tác ý ( tư duy) liên tục dựa trên lý đó.

Chúng sanh Đức Minh nói ở phần đầu "nếu muốn đạt đạo". Chữ "đạo" ở đây nghĩa là con đường để đi đến sự thông suốt. Một khi muốn như vậy thì phải đi trên con đường được vạch sẵn tức sử dụng các phương tiện tu tập. Ở Đạo phật có rất nhiều pháp môn. Mỗi pháp môn khác nhau về hình thức nhưng đều với mục đích là để cầu đạt giải thoát. Cho nên, các pháp môn chỉ là các phương tiện cho người đang tu tập cầu giải thoát. Mà đã là phương tiện thì đều là sự giả của pháp đồng nghĩa với việc pháp ấy là vô ngã. Khi đạt đạo thì không cần phải sử dụng phương tiện để đến bờ bên kia nữa. Lúc đó, pháp phương tiện từ chỗ sanh do dụng pháp phương tiện sang diệt tức ko dụng nữa, tâm ta thay đổi từ vô thường sang bình thường như đã đề cập ở trên.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018


Ở người đời, những người chưa tìm hiểu kỹ về kinh sách đạo phật thường nhầm lẫn khi thấy người khác giảng nhiều vấn đề trong cuộc sống liền bảo giảng ko phải, không đúng chánh pháp, sai đường lối Phật đà,....

Cái cốt tủy của đạo phật là giúp con người thoát khổ nên tu pháp phương tiện để đi đến chỗ giải thoát. Cho nên, đạo phật thường đề cập vào vấn đề cốt lỗi này xoay quanh vấn đề đạo đức, nhân cách sống của con người trong từng hành động hằng ngày và tu thiền để đạt được sự hạnh phúc bền vững. Cuộc sống thế gian có rất nhiều hạng người tốt xấu, có nghề nghiệp ở nhiều vực khác nhau. Tu sĩ có pháp phương tiện dành cho hàng tu sĩ, còn những người chưa có điều kiện nhân duyên để xuất gia, đang ở tại gia nếu là cư sĩ hoặc người dân khác làm nhiều lĩnh vực khác nhau thì họ vẫn có pháp phương tiện nhằm giúp họ ở mức tối thiểu là sống một cuôc sống đạo đức, thiện lành. Chính vì vậy, chúng sanh cần rất nhiều pháp phương tiện, pháp thiện xảo để giảng ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xh nói chung và gia đình nói riêng,.... Chúng ta cần phải biết rõ điều này để đừng ngộ nhận, chỉ trích khi thấy một ai đó giảng giải phật pháp nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực ở đời sống thường ngày. Ví dụ thấy ai đó đề cập một vấn nạn tham nhũng của quan chức liền phản đối, chụp mũ mà không biết nội dung bên trong nói gì, khuyên chúng ta điều thiện lành gì....

Bên cạnh đó, lâu lâu tui vẫn thấy xuất hiện có tu sĩ đi giảng, đề cập nghiêng về lĩnh vực như kinh tế, chính trị mang màu sắc chuyện thế gian mà trước đó có nhiều tranh cãi, nghiên cứu, luận bàn, đối nghịch,.... Ví dụ như đề cao, tung hô nền kinh tế thị trường định hướng xhcn là siêu Việt; hoặc ca ngợi chế độ nào đó, bảo rằng độc đảng nhưng không độc tài. Nói nó là ưu việt, thế giới ngày nay cần phải học hỏi theo; hoặc bảo Lý Thường Kiệt đánh TQ là hỗn hay dân tộc VN là em, còn dân tộc TQ là anh vì dựa vào truyền thuyết cá nhân một vị vua để khẳng định..bla..bla.... Việc giảng pháp như thế có đúng với đường lối của Phật đà không ? Phải khẳng định là không ! đây là hành động sai trái, giảng bậy của những tu sĩ nào đó. Như tui đã nói trên, đạo phật dạy về nhiều vấn đề giúp chúng ta hiểu biết nhiều thứ bên trong lẫn bên ngoài chúng ta nhưng nó nhấn mạnh, lấy con người làm trọng tâm xoay quanh ở đạo đức; con người ứng xử tốt với chúng sanh, môi trường xung quanh khác. Người thực hành giáo pháp Phật đà sẽ ngày càng có được sự hiểu biết về quy luật vũ trụ vận hành chứ ko đi chuyên biệt về một chuyên đề, lĩnh vực của người thế gian đang còn nghiên cứu tức đang ở phạm vi của pháp tương đối như việc nói, phân tích chuyên về chính trị, về kinh tế, xh.... Một tu sĩ dù có đạt được quả vị cao như thế nào cũng không thể nào hiểu biết sâu về một lĩnh vực khoa học nghiên cứu nào như kinh tế hay chính trị, xh,... nào đó. Nếu có giảng về đề tài liên quan chính trị thì chỉ giảng cho con người nghiêng về đạo đức trong chính trị đồng nghĩa với việc giúp cho họ thực tập có được sự sáng suốt nhìn nhận trong thực tại, trong từng hành động, từng lời nói , suy nghĩ một cách chân chánh. Làm sao có lợi ích cho mình và lợi ích cho chúng sanh khác hầu thoát khổ. Những hành động ấy có thể bao gồm cả nghề nghiệp chính trị chân chánh thể hiện qua việc làm không sát sanh loài vật, không giết hại người như bắt bế người bỏ tù đúng tội nhưng giết hại họ trong tù rồi bảo họ tự sát; không trộm cắp tài sản của nhân dân như không đi cướp ruộng đất nhân dân làm tài sản riêng cho đảng phái hoặc nhóm lợi ích, nhóm chính trị có sân sau và đăc biệt là không có tham ô, tham nhũng tiền thuế của nhân dân; không có nói láo, nói lưỡi hai chiều, không dùng công cụ truyền thông định hướng để tuyên truyền dối trá nhồi sọ nhân dân; không có độc đoán, độc tài, độc đảng vì điều này không đúng với cách sống vô ngã của người thực tập giáo pháp. Tất cả những điều này đều được đề cập trong nội dung tóm gọn Tứ diệu đế và cụ thể hơn là những nội dung chung chung trong Bát chánh đạo mà phật Gotama khi xưa đã giảng dạy.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018


Cụm từ "sư quốc doanh" được người
Nguồn ảnh : internet
Lời trích trong ảnh: tìm nghe bài
giảng có tiêu đề "Biển đông dậy sóng".
đời ngày nay hay dùng để chỉ cho những tăng ni được đảng phái cai trị lập nên hầu định hướng theo đường lối chính trị hoặc các chư vị ăn theo chính trị. Những thành phần tăng lữ này thật ra đã có từ rất lâu rồi. Từ thời phong kiến đã xuất hiện với cách gọi khác là "tăng quan". Từ "tăng quan" xuất hiện bên Trung Quốc thời Bắc Nghị giai đoạn khoảng năm 386 đến 534 rồi truyền sang VN. Tăng quan là thành phần sư quốc doanh nếu sử dụng ngôn ngữ ngày nay để nói. Họ do triều đình phong kiến bổ nhiệm để quản lý tăng chúng cả nước. Tại nước ta, từ thời phong kiến, thời Đinh Tiên Hoàng đã xuất hiện tăng quan với chức danh là tăng thống. Sau đó, truyền thống kế truyền chức danh này qua đến các đời Lê, Lý, Trần....và đến ngày nay. Nhà sư Khuông Việt là vị tăng quan, chức danh tăng thống được vua Đinh Tiên Hoàng phong đầu tiên trong lịch sử VN.
Bàn thêm : tùy theo mỗi chế độ. Có những chế độ mang tính đạo đức, nhân văn như thời kỳ phật giáo trở thành quốc đạo, vua chúa và rất nhìu quan chức sùng kính đạo phật nên họ ăn ở hiền lành, giữ đạo đức, làm cho nhân dân kính yêu. Việc hình thành các sư quốc doanh trong giai đoạn này có thể mang lợi ích một phần cho chúng sanh, bá tánh ( ở đây không bàn đến việc đúng sai theo góc độ tu tập nhé). Nhưng, có những chế độ cai trị thối nát, độc đoán nào đó thì việc lập nên các sư quốc doanh nhằm làm công cụ, tay sai để duy trì chế độ rất nguy hiểm cho chúng sanh. Chúng sanh lúc đó khó tránh khỏi kiếp nạn khổ đau do sự lộng hành từ trên xuống dưới của bộ máy cai trị trong đó có góp phần của giới tăng quan. Lúc này, các sư quốc doanh trở thành tà sư ngoại đạo. Nếu như đám quan chức trong hệ thống cai trị có đời sống ngày càng tha hóa, thiếu đạo đức, thích hành hạ nhân dân, cướp bóc nhân dân như cướp đất, cướp tài sản, tham nhũng khủng khiếp,...để ngày càng giàu lên thì ở giới tăng quan cũng vậy, họ tha hóa đạo đức, lấy đạo để tạo đời, ham thích chuyện thế gian nhằm thỏa dục vọng, giới luật ko còn nghiêm ngoặc nữa. Họ không còn gọi là các vị tu sĩ có chức năng trợ duyên, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chúng sanh.

Nói tóm lại, dù ở bất kỳ thời điểm nào, con đường mà các vị tu sĩ nên lựa chọn thông minh hiện nay là không trở thành sư quốc doanh, từ bỏ nó, chú tâm đi theo con đường trung đạo mà phật Gotama đã chỉ dạy. Đây là con đường lợi ích, tốt nhất cho chúng sanh đang cần thông qua các lời truyền giảng của tu sĩ. Đây cũng là con đường mà phật Gotama trước đây đã từng đi.

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018



Như chúng ta cũng biết, ở các chế độ
Ảnh minh họa 
phong kiến, tầng lớp cai trị bao gồm vua quan phần lớn rất sợ đến cái chết, đặc biệt là những vị "chúa tể" ngồi trên ngai vàng ngự trị bá tánh trong thiên hạ. Vì sao như vậy ? Vì nếu thật sự truy nguyên cái nỗi sợ hãi ấy do đâu mà có thì nó bắt đầu từ vô minh đồng nghĩa với sự thiếu hiểu biết, ko có sáng suốt. Do thiếu sự hiểu biết các sự vật hiện tượng như thật nên con người khởi tham, khởi ham
 muốn muốn tiếm đoạt nó làm sở hữu riêng cho mình, sợ mất đi cái của riêng mình. Một vị vua đang ngự trị trên ngai vàng điện ngọc hay một vị quan đang ngồi cái ghế cao, có chức tước hưởng cuộc sống sung sướng nhờ bổng lộc. Lòng tham, lòng ham muốn của họ ngày càng được huân tập trưởng dưỡng gia tăng theo thời gian tại vị được cho là bền bỉ cả cuộc đời. Cho nên, ở thời Ai cập cổ đại, nhiều vua chúa sau khi chết còn luyến tiếc muốn hưởng sung sướng ở thế giới bên kia là mãi mãi. Họ bắt nô tỳ, cung nữ, trâu bò, ngựa chôn sống theo trong ngôi mộ của mình hầu nghĩ tưởng đến khoái lạc hưởng thụ sau khi chết. Nhưng họ đâu biết rằng, những người chôn theo, những con vật đáng nhẽ phải hưởng được quyền sống cơ bản nhưng lại bị tước đoạt quyền sống, chết một cách tức tửi, đoạn tận cắt ngang kiếp sống. Đấy chính là những khổ đau trầm luân của chúng sanh do sự cộng nghiệp sống, sanh ra cùng thời với những vị vua chúa tham lam, lợi dưỡng, độc quyền độc đoán, có những sai lầm trong suy nghĩ như vậy.

Tiếp nối sự độc đoán dẫn đến những sai lầm trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của nhân loại, ngày nay, ở những quốc gia có thể chế độc tài, tầng lớp cai trị tự phân cấp, lạm quyền đặc lợi rất cao so với những tầng lớp chúng sanh, bá tánh khác còn lại trong XH. Chính vì sự độc đoán chuyên quyền nên ngày càng nảy sanh lòng tham sâu nặng. Sự tham lam kéo theo những quyết định si ám, đầy sai lầm nhằm sao cho có lợi cho mình. Ở họ cũng được ví như giai cấp cai trị thời phong kiến vậy. Họ hoang tưởng rằng nhân dân sẽ biết ơn bằng cách tự ý họ ra quyết định cho hậu sự tối ưu tức sau khi chết. Cái đặc quyền sau khi chết ở họ nếu nhìn nhận theo thế gian gọi là cao hơn, sang hơn tầng lớp dân đen khác. Đó là việc lạm dụng tiền thuế nhân dân, tiền mồ hôi nước mắt nhân dân để xây cho mình chỗ an táng đầy quy mô sang trọng tốn kém ko biết bao nhiêu tiền mà xuể. 

Theo giáo lý nhà phật, mỗi chúng sanh đều bình đẳng. Chẳng có chúng sanh nào gọi là cao hơn chúng sanh nào. Xưa kia, phật Gotama đã từng thẳng thừng bác bỏ, đồng thời chỉ rõ sự sai lầm của cái gọi là tầng lớp Bà-la-môn cao hơn chúng sanh khác ở nhiều luận điểm. Chúng sanh đều bình đẳng ở quyền sống, quyền về được hạnh phúc ở thân tâm nên ngay cả quyền lợi và phúc lợi trong XH  đều phải công bằng, bình đẳng. Làm được điều đó cũng là nghĩa cử từ bi, biết bố thí, biết san sẻ lẫn nhau, ai cũng có được phần về mình  đúng theo quy định của pháp luật (chú ý : thế giới hữu vi là tương đối ) và đặc biệt là theo luật nhân quả tương tác ko có gì sai biệt. Chẳng có cái chuyện tự ý lấy tiền của chúng sanh khác, của chung rồi dành phần cho tầng lớp cai trị. Cho rằng, lợi ích của ta, đảng phái của ta có công lao lớn nên phải được hưởng, được quyền này quyền nọ..bla..bla.... tất cả đều là những ngôn từ tỏ ra tánh tham lam, thậm chí xét nặng hơn là những kẻ đi ăn cắp. ăn cướp của XH ko cho tức rơi vào một trong năm giới cấm của nhà phật  mà người Phật tử cần phải gìn giữ nếu xét theo tính chất của sự việc. Ngoài ra, người nhà phật hiểu được cái lẽ phải ko có thân kiến. Tức ko bị vướng kẹt, chấp vào cái thân ngũ uẩn xem nó như trường tồn. Thân này chỉ như là cái quán trọ trong nhân gian. Chúng ta cư trú ở đó, trong kiếp sống này rồi khi chết đi cũng phải luân hồi trôi lăn từ kiếp này sang kiếp khác mà thôi. Nếu ai đó ko chịu khó tìm cách cắt đứt sợi dây luân hồi bằng cách tu tập trải nghiệm thì mãi mãi vẫn luân hồi ko dứt. Thân uẩn có được là do các tổ hợp nhân duyên hội tụ hình thành. Đến khi chúng sanh chết đi, phần sắc thân cũng phải trả về cho đất, cho nước, cho gió, cho lửa (4 yếu tố cơ bản cấu tạo của sắc thân theo lý nhà phật). Cho nên, ai đó luyến tiếc cái thân này rồi đâm ra lo lắng, nghĩ sau khi chết phải ở đâu, chôn chỗ nào, chỗ chôn tốt hay xấu, sang trọng hay ko sang trọng, rộng lớn hay nhỏ hẹp,.... Tất cả đều là những luận điểm khởi lên lòng tham lam, làm cho tâm thức xấu đi, lo lắng, phiền não, khổ đau gia tăng chứ chẳng có lợi ích gì. Vấn đề ở đây, con người phải biết sống thế nào tức giữ cho tâm thiện lành, sáng suốt trong hành động, lời nói ngay trong thời hiện tại để tạo ra những nghiệp quả tốt về sau kể cả sau khi chết sang kiếp sống khác chứ ko phải ham muốn, chấp kiến sai lầm, dựa vào quyền hạn cai trị độc đảng, độc đoán của mình rồi tước đoạt tài sản chung đem cho riêng mình về sau.

Chú ý : search ảnh đính kèm trên để ra nội dung bài báo cần tìm hiểu


Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018


Thử tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ
 cổ đại một chút xíu và tự đặt câu hỏi vì sao thời kỳ đó đức phật Gotama lại dễ dàng truyền bá chánh pháp? Tại sao Phật có thể tự do "đả phá" các học thuyết được xem là các tà kiến luận của của các trường phái triết học khác thời bấy giờ, đặc biệt là trường phái triết học của Bà la môn giáo ?

Câu trả lời đơn giản đó là,  xã hội Ấn Độ cổ đại đã có sẵn một mầm móng dân chủ, tự do ngôn luận nên đức phật Gotama có thể tự do đi lại truyền bá khắp nơi các quan điểm đối lập như đề cập ở câu hỏi trên. 

Như chúng ta đã biết, tần
g lớp giai cấp Bà La môn giáo là tầng lớp tự tôn lên, cho rằng là tầng lớp thượng đẳng, cao nhất so với các tầng lớp khác còn lại trong XH Ấn thời bấy chừ. Điều này đồng nghĩa với tiếng nói và quyền lực rất cao. Thế nhưng, trong rất nhìu bài kinh nikaya cho thấy, đức Phật vẫn tự do ngôn luận, tự do chỉ ra nhiều luận điểm sai trái của Bà la môn giáo, đồng thời bác bỏ luôn các quan điểm sai lầm, ko đem lại lợi ích cho chúng sanh, nó chỉ đem lại khổ đau cho người khác mà thôi. Nếu tầng lớp Bà La môn trong đó có dòng tộc vua quan tin theo có quan điểm độc tài, độc đoán như các xh độc tài, hạn chế tự do ngôn luận thì có lẽ phật Gotama có hàng trăm cái mạng cũng ko đủ để giới Bà la môn trả thù hoặc cho ở tù mọt gông, trị cái tội "nói xấu" hay làm "phản động" hay là thế lực thù địch rơi vào điều luật hình sự với câu chữ mơ hồ như quốc gia độc tài, độc đảng ai đó đang sống muốn gán ghép. Lúc đó, phật Gotama sẽ ko thể nào truyền bá được chánh pháp lan rộng ra ở nhiều tầng lớp và phạm vi vùng. Phật ko thể nào tự do đi lại, tự do tụ tập hội họp, nhóm đoàn tăng sĩ. Vì nếu muốn nhóm hội sẽ phải đi đăng ký với chính quyền. Nếu được chính quyền cho phép thì họ sẽ cử an ninh tôn giáo chìm tới giả bộ ngồi nghe Phật nói những gì hầu theo dõi ngôn luận. Phật nói kiểu "đả phá" bà la môn giáo, "phản động" thì dùng biện pháp như nói trên. Giáo đoàn của phật Gotama muốn hoạt động thì phải tham gia vào một tổ chức chính trị nếu ko vào sẽ bị an ninh giả dạng côn đồ đến quấy nhiễu. Ví dụ đại khái như phải bắt buộc tham gia vào tổ chức chính trị mặt trận TqVn (tự tìm hiểu chữ viết tắt nhé) chẳng hạn.

Rất may mắn, phật Gotama của chúng ta đã ko sanh ra vào một nước vi phạm nhân quyền, cấm đoán tự do ngôn luận mà tái thế vào một nước Ấn độ cổ đại có sự tự do ngôn luận ở mức nguyên thủy sơ khai. Cho nên, phật giáo được tự do lan truyền khắp các vùng Ấn Độ kể cả các quốc gia lân cận sau này.

Ghi chú : Ở giai đoạn khoảng năm 600 TCN tức cùng thời đức Phật sống, Vùng Ấn độ đã có mô hình nhà nước cộng hòa do dân bầu lãnh đạo nằm rải rác khắp nơi vùng đồng bằng Ấn Hằng. Đây là mô hình nhà nước dân chủ sơ khai.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018


Trả lời : 
Lâu nay, người học phật, tu phật thường nghe nhắc đến nhiều lần hai từ Sa bà nhưng không rõ nghĩa nhiều về nó. Chúng ta chỉ hiểu về nghĩa tương đối là cõi con người sinh sống mà thôi.

Sa bà hay gọi cách khác là ta bà nghĩa là nhẫn độ, kham nhẫn.

Vì sao gọi cõi này là kham nhẫn ? sở dĩ gọi vậy là do cõi này có con người sinh sống. Cụ thể là con người chúng ta sinh sống trên phạm vi trái đất phải chịu nhiều điều khổ đau, phiền não. Từ khi con người mới sanh ra đến khi già chết đã phải chịu phiền não, khổ đau rồi. Chính điều này đòi hỏi con người phải có sự nhẫn lớn để tồn tại, cho nên gọi cõi này là cõi sa bà hay ta bà.

Phạm vi địa lý của ta bà thế giới : nhiều ngừi thường nghĩ tưởng ta bà thế giới này chỉ dừng lại ở vị trí địa lý trên trái đất có con ngừi, nhưng trên thực tế theo vũ trụ quan phật giáo thì ta bà thế giới thật sự rất rất rộng lớn vượt ra khỏi địa lý con người sinh mà với trình độ khoa học hiện nay khó có thể biết rõ chi tiết như thế nào được. Ta bà thế giới được phật Gotama giáo hoá. Vì vậy, Ngài được gọi là vị thầy của trời và người. Như vậy, ta bà thế giới nó bao gồm luôn cả cõi trời  nữa chứ không dừng lại ở phạm vi trái đất nhỏ bé. Trong đạo phật có khái niệm TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI chính là thế giới ta bà. Trái đất của chúng ta nằm trong thái dương hệ. Và thái dương hệ được gọi là một tiểu thế giới. Tam thiên đại thế giới bao gồm 1 tỷ tiểu thế giới kiểu như vậy. Trong đó: một nghìn tiểu thế giới tạo thành một tiểu thiên thế giới; một nghìn tiểu thiên thế giới tạo thành một trung thiên thế giới; một nghìn trung thiên thế giới tạo thành một đại thiên thế giới. Gấp 3 lần một nghìn bởi 3 khái niệm trên gọi đầy đủ là tam thiên đại thế giới.

Như vậy, ta bà thế giới thật sự rộng lớn tưởng chừng như không tưởng, ko thể nghĩ bàn được.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM