Cụm từ "sư quốc doanh" được người
đời ngày nay hay dùng để chỉ cho những tăng ni được đảng phái cai trị lập nên hầu định hướng theo đường lối chính trị hoặc các chư vị ăn theo chính trị. Những thành phần tăng lữ này thật ra đã có từ rất lâu rồi. Từ thời phong kiến đã xuất hiện với cách gọi khác là "tăng quan". Từ "tăng quan" xuất hiện bên Trung Quốc thời Bắc Nghị giai đoạn khoảng năm 386 đến 534 rồi truyền sang VN. Tăng quan là thành phần sư quốc doanh nếu sử dụng ngôn ngữ ngày nay để nói. Họ do triều đình phong kiến bổ nhiệm để quản lý tăng chúng cả nước. Tại nước ta, từ thời phong kiến, thời Đinh Tiên Hoàng đã xuất hiện tăng quan với chức danh là tăng thống. Sau đó, truyền thống kế truyền chức danh này qua đến các đời Lê, Lý, Trần....và đến ngày nay. Nhà sư Khuông Việt là vị tăng quan, chức danh tăng thống được vua Đinh Tiên Hoàng phong đầu tiên trong lịch sử VN.
Nguồn ảnh : internet Lời trích trong ảnh: tìm nghe bài giảng có tiêu đề "Biển đông dậy sóng". |
Bàn thêm : tùy theo mỗi chế độ. Có những chế độ mang tính đạo đức, nhân văn như thời kỳ phật giáo trở thành quốc đạo, vua chúa và rất nhìu quan chức sùng kính đạo phật nên họ ăn ở hiền lành, giữ đạo đức, làm cho nhân dân kính yêu. Việc hình thành các sư quốc doanh trong giai đoạn này có thể mang lợi ích một phần cho chúng sanh, bá tánh ( ở đây không bàn đến việc đúng sai theo góc độ tu tập nhé). Nhưng, có những chế độ cai trị thối nát, độc đoán nào đó thì việc lập nên các sư quốc doanh nhằm làm công cụ, tay sai để duy trì chế độ rất nguy hiểm cho chúng sanh. Chúng sanh lúc đó khó tránh khỏi kiếp nạn khổ đau do sự lộng hành từ trên xuống dưới của bộ máy cai trị trong đó có góp phần của giới tăng quan. Lúc này, các sư quốc doanh trở thành tà sư ngoại đạo. Nếu như đám quan chức trong hệ thống cai trị có đời sống ngày càng tha hóa, thiếu đạo đức, thích hành hạ nhân dân, cướp bóc nhân dân như cướp đất, cướp tài sản, tham nhũng khủng khiếp,...để ngày càng giàu lên thì ở giới tăng quan cũng vậy, họ tha hóa đạo đức, lấy đạo để tạo đời, ham thích chuyện thế gian nhằm thỏa dục vọng, giới luật ko còn nghiêm ngoặc nữa. Họ không còn gọi là các vị tu sĩ có chức năng trợ duyên, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chúng sanh.
Nói tóm lại, dù ở bất kỳ thời điểm nào, con đường mà các vị tu sĩ nên lựa chọn thông minh hiện nay là không trở thành sư quốc doanh, từ bỏ nó, chú tâm đi theo con đường trung đạo mà phật Gotama đã chỉ dạy. Đây là con đường lợi ích, tốt nhất cho chúng sanh đang cần thông qua các lời truyền giảng của tu sĩ. Đây cũng là con đường mà phật Gotama trước đây đã từng đi.
Nói tóm lại, dù ở bất kỳ thời điểm nào, con đường mà các vị tu sĩ nên lựa chọn thông minh hiện nay là không trở thành sư quốc doanh, từ bỏ nó, chú tâm đi theo con đường trung đạo mà phật Gotama đã chỉ dạy. Đây là con đường lợi ích, tốt nhất cho chúng sanh đang cần thông qua các lời truyền giảng của tu sĩ. Đây cũng là con đường mà phật Gotama trước đây đã từng đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét