Trả lời :
Lâu nay, người học phật, tu phật thường nghe nhắc đến nhiều lần hai từ Sa bà nhưng không rõ nghĩa nhiều về nó. Chúng ta chỉ hiểu về nghĩa tương đối là cõi con người sinh sống mà thôi.
Sa bà hay gọi cách khác là ta bà nghĩa là nhẫn độ, kham nhẫn.
Vì sao gọi cõi này là kham nhẫn ? sở dĩ gọi vậy là do cõi này có con người sinh sống. Cụ thể là con người chúng ta sinh sống trên phạm vi trái đất phải chịu nhiều điều khổ đau, phiền não. Từ khi con người mới sanh ra đến khi già chết đã phải chịu phiền não, khổ đau rồi. Chính điều này đòi hỏi con người phải có sự nhẫn lớn để tồn tại, cho nên gọi cõi này là cõi sa bà hay ta bà.
Phạm vi địa lý của ta bà thế giới : nhiều ngừi thường nghĩ tưởng ta bà thế giới này chỉ dừng lại ở vị trí địa lý trên trái đất có con ngừi, nhưng trên thực tế theo vũ trụ quan phật giáo thì ta bà thế giới thật sự rất rất rộng lớn vượt ra khỏi địa lý con người sinh mà với trình độ khoa học hiện nay khó có thể biết rõ chi tiết như thế nào được. Ta bà thế giới được phật Gotama giáo hoá. Vì vậy, Ngài được gọi là vị thầy của trời và người. Như vậy, ta bà thế giới nó bao gồm luôn cả cõi trời nữa chứ không dừng lại ở phạm vi trái đất nhỏ bé. Trong đạo phật có khái niệm TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI chính là thế giới ta bà. Trái đất của chúng ta nằm trong thái dương hệ. Và thái dương hệ được gọi là một tiểu thế giới. Tam thiên đại thế giới bao gồm 1 tỷ tiểu thế giới kiểu như vậy. Trong đó: một nghìn tiểu thế giới tạo thành một tiểu thiên thế giới; một nghìn tiểu thiên thế giới tạo thành một trung thiên thế giới; một nghìn trung thiên thế giới tạo thành một đại thiên thế giới. Gấp 3 lần một nghìn bởi 3 khái niệm trên gọi đầy đủ là tam thiên đại thế giới.
Như vậy, ta bà thế giới thật sự rộng lớn tưởng chừng như không tưởng, ko thể nghĩ bàn được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét