"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018


Thử tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ
 cổ đại một chút xíu và tự đặt câu hỏi vì sao thời kỳ đó đức phật Gotama lại dễ dàng truyền bá chánh pháp? Tại sao Phật có thể tự do "đả phá" các học thuyết được xem là các tà kiến luận của của các trường phái triết học khác thời bấy giờ, đặc biệt là trường phái triết học của Bà la môn giáo ?

Câu trả lời đơn giản đó là,  xã hội Ấn Độ cổ đại đã có sẵn một mầm móng dân chủ, tự do ngôn luận nên đức phật Gotama có thể tự do đi lại truyền bá khắp nơi các quan điểm đối lập như đề cập ở câu hỏi trên. 

Như chúng ta đã biết, tần
g lớp giai cấp Bà La môn giáo là tầng lớp tự tôn lên, cho rằng là tầng lớp thượng đẳng, cao nhất so với các tầng lớp khác còn lại trong XH Ấn thời bấy chừ. Điều này đồng nghĩa với tiếng nói và quyền lực rất cao. Thế nhưng, trong rất nhìu bài kinh nikaya cho thấy, đức Phật vẫn tự do ngôn luận, tự do chỉ ra nhiều luận điểm sai trái của Bà la môn giáo, đồng thời bác bỏ luôn các quan điểm sai lầm, ko đem lại lợi ích cho chúng sanh, nó chỉ đem lại khổ đau cho người khác mà thôi. Nếu tầng lớp Bà La môn trong đó có dòng tộc vua quan tin theo có quan điểm độc tài, độc đoán như các xh độc tài, hạn chế tự do ngôn luận thì có lẽ phật Gotama có hàng trăm cái mạng cũng ko đủ để giới Bà la môn trả thù hoặc cho ở tù mọt gông, trị cái tội "nói xấu" hay làm "phản động" hay là thế lực thù địch rơi vào điều luật hình sự với câu chữ mơ hồ như quốc gia độc tài, độc đảng ai đó đang sống muốn gán ghép. Lúc đó, phật Gotama sẽ ko thể nào truyền bá được chánh pháp lan rộng ra ở nhiều tầng lớp và phạm vi vùng. Phật ko thể nào tự do đi lại, tự do tụ tập hội họp, nhóm đoàn tăng sĩ. Vì nếu muốn nhóm hội sẽ phải đi đăng ký với chính quyền. Nếu được chính quyền cho phép thì họ sẽ cử an ninh tôn giáo chìm tới giả bộ ngồi nghe Phật nói những gì hầu theo dõi ngôn luận. Phật nói kiểu "đả phá" bà la môn giáo, "phản động" thì dùng biện pháp như nói trên. Giáo đoàn của phật Gotama muốn hoạt động thì phải tham gia vào một tổ chức chính trị nếu ko vào sẽ bị an ninh giả dạng côn đồ đến quấy nhiễu. Ví dụ đại khái như phải bắt buộc tham gia vào tổ chức chính trị mặt trận TqVn (tự tìm hiểu chữ viết tắt nhé) chẳng hạn.

Rất may mắn, phật Gotama của chúng ta đã ko sanh ra vào một nước vi phạm nhân quyền, cấm đoán tự do ngôn luận mà tái thế vào một nước Ấn độ cổ đại có sự tự do ngôn luận ở mức nguyên thủy sơ khai. Cho nên, phật giáo được tự do lan truyền khắp các vùng Ấn Độ kể cả các quốc gia lân cận sau này.

Ghi chú : Ở giai đoạn khoảng năm 600 TCN tức cùng thời đức Phật sống, Vùng Ấn độ đã có mô hình nhà nước cộng hòa do dân bầu lãnh đạo nằm rải rác khắp nơi vùng đồng bằng Ấn Hằng. Đây là mô hình nhà nước dân chủ sơ khai.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018


Trả lời : 
Lâu nay, người học phật, tu phật thường nghe nhắc đến nhiều lần hai từ Sa bà nhưng không rõ nghĩa nhiều về nó. Chúng ta chỉ hiểu về nghĩa tương đối là cõi con người sinh sống mà thôi.

Sa bà hay gọi cách khác là ta bà nghĩa là nhẫn độ, kham nhẫn.

Vì sao gọi cõi này là kham nhẫn ? sở dĩ gọi vậy là do cõi này có con người sinh sống. Cụ thể là con người chúng ta sinh sống trên phạm vi trái đất phải chịu nhiều điều khổ đau, phiền não. Từ khi con người mới sanh ra đến khi già chết đã phải chịu phiền não, khổ đau rồi. Chính điều này đòi hỏi con người phải có sự nhẫn lớn để tồn tại, cho nên gọi cõi này là cõi sa bà hay ta bà.

Phạm vi địa lý của ta bà thế giới : nhiều ngừi thường nghĩ tưởng ta bà thế giới này chỉ dừng lại ở vị trí địa lý trên trái đất có con ngừi, nhưng trên thực tế theo vũ trụ quan phật giáo thì ta bà thế giới thật sự rất rất rộng lớn vượt ra khỏi địa lý con người sinh mà với trình độ khoa học hiện nay khó có thể biết rõ chi tiết như thế nào được. Ta bà thế giới được phật Gotama giáo hoá. Vì vậy, Ngài được gọi là vị thầy của trời và người. Như vậy, ta bà thế giới nó bao gồm luôn cả cõi trời  nữa chứ không dừng lại ở phạm vi trái đất nhỏ bé. Trong đạo phật có khái niệm TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI chính là thế giới ta bà. Trái đất của chúng ta nằm trong thái dương hệ. Và thái dương hệ được gọi là một tiểu thế giới. Tam thiên đại thế giới bao gồm 1 tỷ tiểu thế giới kiểu như vậy. Trong đó: một nghìn tiểu thế giới tạo thành một tiểu thiên thế giới; một nghìn tiểu thiên thế giới tạo thành một trung thiên thế giới; một nghìn trung thiên thế giới tạo thành một đại thiên thế giới. Gấp 3 lần một nghìn bởi 3 khái niệm trên gọi đầy đủ là tam thiên đại thế giới.

Như vậy, ta bà thế giới thật sự rộng lớn tưởng chừng như không tưởng, ko thể nghĩ bàn được.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM