"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" - Phật Gotama

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Thứ gì là bình thường ?

Chúng sanh Đức Minh nói : "Muốn đạt Đạo thì chúng ta phải Bình Thường, đói ăn khát uống, xấu đẹp đều thấy, hay dở đều biết, vui thì la lên, buồn thì cứ than thở, đau khổ thì cứ khóc… cứ phải chân thật, cứ phải bình thường." 



Phản luận : đây là cách khẳng định sai ngay ở phần cơ bản cốt lỗi về quy luật vận hành của vũ trụ mà cụ thể ở đây là quy luật vô thường. Như chúng ta cũng biết, thế giới hữu vi là vô thường, một phàm phu khi chưa đạt đạo thì tâm vô thường biến đổi theo từng sát na và tất nhiên kể cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống,ngủ, nghỉ,.... Cái bình thường của tâm ở người đạt đạo ở đây muốn nói chính là sự chứng quả, giải thoát với tâm vô lậu. Tâm ấy không sanh, không diệt tức không khởi tham, sân , si , mạn, nghi ,...thì làm gì có chuyện cần phải diệt các tâm tham, sân, si,...ấy ? Cho nên, gọi tâm này là tâm bình thường chứ không phải bình thường ở các hoạt động ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt hằng. Các hoạt động này đều thuộc vào hoạt động của sự sanh diệt thay đổi liên tục. Cử chỉ, hành động không giống nhau hôm nay so với hôm trước, có sự bắt đầu hành động và kết thúc hành động tức có sanh diệt,....vậy nên nó gọi là vô thường. Do con người phàm phu ko nhận diện như chúng đang là, tức thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng  đang diễn ra mà ở đây là sinh hoạt hằng ngày, họ cứ thấy nó diễn ra lập đi lập lại giống nhau bên ngoài rồi bảo bình thường nhưng thực chất không phải vậy. Cái nhìn phàm phu là cái nhìn ở góc độ tương đối, mê mờ nên nhìn bề ngoài tổng quát rồi nói cho người khác nghe như thế như thế...bla..bla..kiểu khẳng định như quy luật. Trong khi đó, quy luật vô thường là lý cơ bản mà một người đang tu tập cần phải "nắm chắc". Khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng phải có sự tác ý ( tư duy) liên tục dựa trên lý đó.

Chúng sanh Đức Minh nói ở phần đầu "nếu muốn đạt đạo". Chữ "đạo" ở đây nghĩa là con đường để đi đến sự thông suốt. Một khi muốn như vậy thì phải đi trên con đường được vạch sẵn tức sử dụng các phương tiện tu tập. Ở Đạo phật có rất nhiều pháp môn. Mỗi pháp môn khác nhau về hình thức nhưng đều với mục đích là để cầu đạt giải thoát. Cho nên, các pháp môn chỉ là các phương tiện cho người đang tu tập cầu giải thoát. Mà đã là phương tiện thì đều là sự giả của pháp đồng nghĩa với việc pháp ấy là vô ngã. Khi đạt đạo thì không cần phải sử dụng phương tiện để đến bờ bên kia nữa. Lúc đó, pháp phương tiện từ chỗ sanh do dụng pháp phương tiện sang diệt tức ko dụng nữa, tâm ta thay đổi từ vô thường sang bình thường như đã đề cập ở trên.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC CÁC BẠN GHÉ THĂM